Mẫu bài văn miêu tả cây bút chì lớp 5? Yêu cầu cần đạt về kỹ năng viết trong môn Tiếng Việt lớp 5?

Tham khảo một số bài mẫu miêu tả cây bút chì dành cho học sinh lớp 5 được chọn lọc hay nhất!

Mẫu bài văn miêu tả cây bút chì lớp 5?

Bài văn miêu tả là một loại văn bản nhằm giúp người đọc hoặc người nghe hình dung rõ ràng về các đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người hoặc phong cảnh.

Dưới đây là một số mẫu bài văn miêu tả cây bút chì lớp 5 tham khảo:

Mẫu bài văn miêu tả cây bút chì số 1

Đầu năm học mới, mẹ em sắm sửa cho em đầy đủ đồ dùng học tập. Cái nào cái nấy mới tinh, đẹp đẽ còn hương thơm nhè nhẹ. Mỗi dụng cụ lại có một chức năng riêng, giúp em có thể đạt kết quả tốt trong học tập. Thế nhưng, chiếc bút chì kim lại được em sử dụng nhiều hơn cả.

Chiếc bút chì kim này dài khoảng 15cm, được làm từ kim loại cứng chứ không dễ gãy như bút chì gỗ. Cũng vì thế nó đã trở thành người bạn đồng hành trên chặng đường học tập của em nửa năm nay, không hề sứt mẻ. Thân bút to ngang chiếc đũa mà mọi người hay dùng để ăn cơm và có màu tím hệt như bông súng mà mẹ em vẫn trồng trong bể cá trước nhà. Trên chiếc thân mềm mại là những hình nét được khắc họa hết sức sống động, quấn quít cùng những chiếc lá được tô điểm tinh tế dọc theo thân bút, trên đỉnh bút còn có một viên đá nhỏ được gọt góc cạnh rất công phu. Nhìn chiếc bút giống như cô công chúa kiêu sa lộng lẫy đang ngự trị trong hộp bút của em vậy.

Chiếc bút có 3 phần: đỉnh bút để em dùng lực ấn ngòi ra, thân bút rỗng chứa một ống nhựa chuyên cố định ngòi, đầu bút có phần lõi rỗng để ngòi chì dễ dàng ra vào. Kết cấu hoạt động của chiếc bút chì khá đơn giản. Không có ngòi than như bút chì gỗ, bút chì kim luôn đi kèm theo một hộp ngòi kim rất nhỏ, mỗi cái ngòi chỉ bằng đầu kim. Khi muốn viết bài, em sẽ giữ vào đỉnh của cây bút đồng thời đưa vào ngòi rỗng một cây kim. Lúc sử dụng chỉ cần ấn nhẹ vào đầu là ngoi ra. Nét chì viết trên giấy không chỉ sắc sảo mà còn hạn chế được việc gọt bút chì và dễ gãy ngòi của chì gỗ.

Vì thân bút nhỏ lại gọn nhẹ nên em cảm thấy rất vừa lòng bàn tay, không cần dùng nhiều sức. Mỗi khi viết bài hay làm toán, kẻ lề hay vẽ tranh, chiếc bút chì đều hoàn thành xuất sắc công việc của nó. Dùng bút chì khi sai có thể tẩy đi bằng gôm, hơn hẳn khi dùng bút mực khiến em càng trân trọng người bạn này. Chưa kể, chiếc bút xinh xắn ấy còn có một thanh kim loại mảnh đính bên thân bút để người dùng có thể ghim vào túi áo nữa.

Dùng bút chì đã dạy cho em tính cẩn thận và tiết kiệm. Nhờ có nó mà em đã đạt được kết quả rất cao trong học tập. Em rất yêu quý chiếc bút chì kim của mình, nhất định em sẽ giữ gìn nó thật kỹ.

Mẫu bài văn miêu tả cây bút chì số 2

Trong hộp bút của em có rất nhiều đồ dùng học tập như chiếc thước kẻ, bút mực, cục gôm, máy tính,...Trong số đó không thể không nhắc đến chiếc bút chì gỗ, người bạn hết sức thân thuộc và cần thiết đối với em.

Chiếc bút này được bố em tặng nhân dịp sinh nhật 6 tuổi hôm vừa rồi. Thân bút dài khoảng 20 cm, vừa bằng một gang tay người lớn, thon gọn và còn được sơn một lớp dầu bóng như mái tóc vuốt keo của người nghệ sĩ vậy. Khi mới mở hộp quà của bố, em đã suýt la lên vì sự sung sướng! Đó là cây bút chì 4B mà em ngày đêm ao ước. Trên màu sơn bằng bạc ánh kim là dòng chữ tiếng Anh được quét nhũ vàng óng ánh. Gần đầu bút chì là chữ 4B được khắc vô cùng sắc nét. Loại bút chì này có độ cứng vừa phải nhưng mang lại nét mực rất đậm, đối với một đứa trẻ ăn ngủ với vẽ như em thì đúng là thật hạnh phúc biết bao!

Bút chì có thân hình phần lục giác, bên trong là phần ruột bằng than chì đen đặc. Khi gọt em phải dùng lực thật nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm gãy mất ngòi bút khi gọt quá tay. Tiếng chì chạm vào dao gọt kêu "vo..vo" nghe thật thích thú. Đầu bút chì nhọn như chiếc kim và thuôn dài được em ấn nhẹ lên trang giấy trắng, từng đường nét sắc sảo có thanh đậm ngay lập tức được hiện ra.

Từ bé em đã hay vẽ vời nguệch ngoạc trên giấy, lớn hơn một chút em bắt đầu đam mê vẽ lại những hình ảnh đáng yêu bắt chước trang bìa vở, đôi khi là các nhân vật hoạt hình trên tivi mà em yêu thích. Chiếc bút chì nhanh chóng trở thành trợ thủ đắc lực của em, đặc biệt là khi em di chì đánh màu tóc cho các nhân vật. Mực mới mịn và trơn tru làm sao! Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để kẻ ngang giữa các bài, kẻ lề vở,...Mỗi khi em lỡ tay kẻ sai, thì chiếc cục gôm sẽ sửa lỗi lầm cho em như bác lao công chăm chỉ dọn sạch trang giấy trắng.

Có cây bút chì mơ ước, em nhất định sẽ bảo quản thật cẩn thận để nó không bị rơi làm gãy ngòi than chì bên trong. Hy vọng với sự trợ giúp của bút chì mới, em sẽ có thêm nhiều những bức họa đẹp. Em rất biết ơn bố em!

Mẫu bài văn miêu tả cây bút chì số 3

Em rất thích vẽ, những lúc rảnh rỗi em có thể vẽ cả ngày về những điều em mơ ước nhưng em chỉ toàn dùng bút mực nên rất khó bôi xóa. Chính vì thế chị hai đã mua tặng em một cây bút chì nhân đầu năm học rồi. Em rất thích món quà chị tặng.

Cây bút chì của em nhìn bên ngoài cũng không khác gì những cây bút của các bạn. Thân bút tròn lăn như chiếc đũa ăn và dài gần bằng cây thước 15cm của em. Vỏ bút chì màu xanh lá cũng là màu em thích. Đầu của câu bút chì được bao quanh bằng một lớp kim loại màu bạc và giữ một hòn gom nhỏ màu hồng xinh xinh trên đầu. Em nhìn cây bút chì mà ngỡ một nụ hoa hồng chúm chím. Nhưng chiếc bút chì của em còn đẹp và lạ hơn các bạn là có thêm tên của em được khắc to trên thân bút. Em cứ nghĩ là do chị nhờ người bán khắc giùm nhưng dòng chữ “ Thân tặng bé Út của chị” là chính tay chị em uốn nắn từng đường nét. Chị em bảo em tập vẽ thì nên dùng bút chì gỗ để dễ gọt và chỉnh ngòi theo ý muốn. Ban đầu mua về, cây bút chì chưa có phần ngòi vì nó được bao bọc bởi lớp vỏ gỗ cứng. Chị em cầm tay em và nhẹ nhàng dạy em gọt chiếc bút của mình. Em xoay đều tay thì một lớp vỏ mỏng cuộn tròn lăn ra ngoài. Phần chì màu đen chạy dọc giữa thân bút sẽ giúp em vẽ những nét vẽ đầu tiên.

Lưu ý: mẫu bài văn miêu tả cây bút chì lớp 5 chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu bài văn miêu tả cây bút chì lớp 5? Yêu cầu cần đạt về kỹ năng viết trong môn Tiếng Việt lớp 5? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt về kỹ năng viết trong môn Tiếng Việt lớp 5?

Căn cứ theo mục IV Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu cần đạt đối với môn Tiếng Việt lớp 5 như sau:

- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

- Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

(i) Đối với năng lực ngôn ngữ:

Thứ nhất, đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

Trong đó, về yêu cầu đọc: chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.

Thứ hai, về yêu cầu viết: bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản. Trong đó:

- Phải viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh.

- Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống;

- Viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

Ngoài ra, cần trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.

Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

(ii) Đối với Năng lực văn học:

Yêu cầu chung: phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

Yêu cầu với học sinh lớp 5: cần biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

Kiến thức tiếng Việt nằm trong nội dung giáo dục lớp 5 gồm những gì?

Căn cứ mục V Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì kiến thức tiếng Việt nằm trong nội dung giáo dục lớp 5 bao gồm:

- Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài

- Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt

- Vốn từ theo chủ điểm

- Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác

- Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng

- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”

- Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng

- Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.

- Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng

- Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng

- Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu); dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)

- Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: đặc điểm và tác dụng

- Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác dụng

- Kiểu văn bản và thể loại

(i) Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một truyện kể

(ii) Bài văn tả người, phong cảnh

(iii) Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện

(iv) Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội

(v) Bài văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên, bài giới thiệu sách hoặc phim, báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...)

(vi) Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).

Môn Tiếng Việt lớp 5
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ đồng nghĩa là gì? Mẫu đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa? Kiến thức Tiếng Việt lớp 5 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở trường? Môn Tiếng Việt lớp 5 phân bổ thời lượng dạy viết là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn miêu tả cây bút chì lớp 5? Yêu cầu cần đạt về kỹ năng viết trong môn Tiếng Việt lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc viết tên riêng nước ngoài lớp 5? Môn Tiếng Việt lớp 5 có kiểm tra giữa kỳ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phần tích bài Hành trình của bầy ong? Mục tiêu chung khi dạy học môn ngữ văn lớp 5 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số dạng bài tập luyện tập về từ đồng nghĩa lớp 5? Kỹ năng đọc thầm khi học môn Tiếng Việt lớp 5 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh? Các giai đoạn cơ bản khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Hang Sơn Đoòng những điều kì thú lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ đa nghĩa là gì? Luyện từ và câu từ đa nghĩa lớp 5? Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lập dàn ý cho bài văn tả cảnh chi tiết? Đề thi đánh giá định kỳ môn Tiếng việt lớp 5 được thiết kế thế nào?
Tác giả:
Lượt xem: 62

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;