Bài tập phương trình bậc nhất một ẩn lớp 8 có đáp án? Thời lượng môn Toán lớp 8 có bao nhiêu tiết?

Luyện tập một số bài tập phương trình bậc nhất một ẩn lớp 8 có đáp án mới nhất năm học năm nay?

Bài tập phương trình bậc nhất một ẩn lớp 8 có đáp án?

Phương trình bậc nhất một ẩn là dạng phương trình tuyến tính có dạng ax + b = 0, trong đó a và b là các hằng số, và x là ẩn số. Trong đó, a khác 0. Đây là một phương trình đơn giản và quan trọng trong toán học cơ bản.

Các bước để giải phương trình bậc nhất một ẩn như sau:

Bước 1: Xác định phương trình: Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng ax + b = 0, trong đó a và b là các hằng số, và x là ẩn số.

Bước 2: Chuyển số hạng tự do: Chuyển số hạng b sang phía bên phải của dấu bằng bằng cách thực hiện phép trừ b từ cả hai vế của phương trình. Phương trình trở thành ax = -b.

Bước 3: Chia hai vế cho hệ số a: Để tìm giá trị của x, bạn cần chia cả hai vế của phương trình cho a. Phương trình trở thành x = -b/a.

Ví dụ, với phương trình 3x + 6 = 0:

Bước 1: Viết lại phương trình: 3x + 6 = 0

Bước 2: Chuyển 6 sang bên phải: 3x = -6

Bước 3: Chia cả hai vế cho 3: x = -6/3

Kết quả: x = -2

BÀI TẬP PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

Bài 1. Trong các cặp phương trình dưới đây, cặp phương trình nào là phương trình tương đương?

a) 3x - 5 = 0 và (3x - 5)(x + 2) = 0

b) x2 + 1 = 0 và 3(x + 1) = 3x - 9

c) 2x - 3 = 0 và + 1 =

Bài 2. Xét xem các phương trình sau có tương đương hay không?

a) x - 2 = 0 và (x - 2)(x + 3) = 0

b) 2x - 6 = 0 và x(x - 3) = 0

c) x + 5 = 0 và (x + 5)(x2 + 1) = 0

d) x + 2 = 0 và = 0

Bài 3. Giải phương trình

a) 13 - 6x = 5

b) 10 + 4x = 2x - 3

c) 7 - (2x + 4) = - (x + 4)

d) (x - 1) - (2x - 1) = 9 - x

Bài 4. Giải và biện luận phương trình có chứa tham số m.

(m2 - 9) x – m2 – 3m = 0.

Bài 5. Giải và biện luận phương trình với tham số m.

a) m(x – 1) = 5 – (m – 1)x. b) m(x + m) = x + 1.

c) m( m – 1)x = 2m + 1. d) m(mx – 1) = x + 1.

Bài 6. Giải phương trình

a) 3x - 15 = 2x(x - 5)

b) (x2 - 2x + 1) - 4 = 0

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Bài 1.

a) Hai phương trình không tương đương, vì tập nghiệm của phương trình thứ nhất là S =, nghiệm của phương trình thứ hai là S =

b) vì tập nghiệm của phương trình thứ nhất là S = , tập nghiệm của phương trình thứ hai là S = . Vậy hai phương trình này tương đương.

c) Hai phương trình này tương đương vì có cùng tập hợp nghiệm S =

Bài 2.

a) Hai phương trình không tương đương vì S1 = {2}; S2 = {2; -3}

b) Hai phương trình không tương đương vì S1 = {3}; S2 = {0; 3}

c) Hai phương trình tương đương vì có cùng tập nghiệm S = {-5}

d) Hai phương trình không tương đương vì S1 = {-2}; S2 = {0}

Bài 3.

a) 13 - 6x = 5 Û - 6x = 5 - 13 Û - 6x = - 8 Û x =

Vậy tập nghiệm của phương trình là

b) 10 + 4x = 2x - 3 Û 4x - 2x = - 3 - 10 Û 2x = - 13 Û x =

Vậy tập nghiệm của phương trình S = {}

c) 7 - (2x + 4) = - (x + 4) Û 7 - 2x - 4 = - x - 4 Û -2x + x = -7

Û -x = -7 Û x = 7

Vậy tập nghiệm của phương trình S = {7}

d) (x - 1) - (2x - 1) = 9 - x Û x - 1 - 2x + 1 = 9 - x Û - x + x = 9

Û 0x = 9 (vô lý)

Vậy phương trình vô nghiệm

Bài 4.

- Nếu m2 – 9 0 , tức là m 3 phương trình đã cho là phương trình bậc nhất (với ẩn số x) có nghiệm duy nhất:

- Nếu m = 3 thì phương trình có dạng 0x – 18 = 0 phương trình này vô nghiệm.

- Nếu m = - 3, phương trình có dạng 0x + 0 = 0, mọi số thực x R đều là nghiệm của phương trình.

Bài 5.

a) m(x – 1) = 5 – (m – 1)x

ó mx - m = 5 - (m - 1)x ó (2m - 1)x = m + 5

- Nếu 2m - 1 ≠ 0 ó m ≠ thì phương trình đã cho là phương trình bậc nhất có nghiệm duy nhất x =

- Nếu m = thì phương trình có dạng: 0x = => phương trình này vô nghiệm

b) m(x + m) = x + 1 ó mx + m2 = x + 1 ó (m - 1)x = 1 - m2

- Nếu m - 1 ≠ 0 hay m ≠ 1 thì phương trình là phương trình bậc nhất một ẩn có nghiệm duy nhất x = = = - m - 1

- Nếu m = 1 thì phương trình có dạng 0x = 0 => phương trình này có vô số nghiệm.

c) m(m – 1)x = 2m + 1

- Nếu m = 0 thì phương trình có dạng: 0x = 1 => phương trình này vô nghiệm

- Nếu m = 1 thì phương trình có dạng 0x = 3 => phương trình này vô nghiệm

- Nếu m ≠ 0 và m ≠ 1 thì phương trình là phương trình bậc nhất ẩn x với nghiệm duy nhất x =

d) m(mx – 1) = x + 1 ó m2x - m = x + 1 ó (m2 - 1)x = m + 1

- Nếu m2 - 1 0 , tức là m 1 phương trình đã cho là phương trình bậc nhất ẩn x có nghiệm duy nhất: x = =

- Nếu m = 1, phương trình đã cho có dạng: 0x = 2 => phương trình vô nghiệm

- Nếu m = -1, phương trình đã cho có dạng: 0x = 0 => phương trình có vô số nghiệm.

Bài 6.

a) 3x - 15 = 2x(x - 5)

Û 3(x - 5) - 2x(x - 5) = 0 Û (x - 5)(3 - 2x) = 0 ó ó

Vậy S = {5; }

b) (x2- 2x + 1) - 4 = 0 Û (x -1)2- 22 = 0 Û (x - 1 - 2)(x - 1 + 2) = 0

Û (x - 3)(x + 1) = 0 ó ó

Vậy S = {3; -1}

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Bài tập phương trình bậc nhất một ẩn lớp 8 có đáp án? Thời lượng môn Toán lớp 8 có bao nhiêu tiết?

Bài tập phương trình bậc nhất một ẩn lớp 8 có đáp án? Thời lượng môn Toán lớp 8 có bao nhiêu tiết? (Hình từ Internet)

Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán lớp 8 có nội dung gì?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định các hoạt động thực hành và trải nghiệm môn Toán lớp 8 bao gồm như sau:

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính như:

- Lập kế hoạch chi tiêu của bản thân.

- Làm quen với bài toán về đầu tư cá nhân (xác định vốn đầu tư để đạt được lãi suất mong đợi).

- Hiểu được các bản sao kê của ngân hàng (bản sao kê thật hoặc ví dụ) để xác định giao dịch và theo dõi thu nhập và chi tiêu; lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp.

Hoạt động 2: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn:

- Vận dụng kiến thức Đại số để giải thích một số quy tắc trong Hoá học, Sinh học. Ví dụ: Ứng dụng phương trình bậc nhất trong các bài toán về xác định nồng độ phần trăm.

Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá như thực hành ngoài lớp học, dự án học tập, các trò chơi học toán, cuộc thi về Toán, chẳng hạn:

- Tìm kiếm hoặc thực hành tạo dựng các đoạn video về ứng dụng của hình chóp, hình đồng dạng phối cảnh trong thế giới tự nhiên.

- Vận dụng kiến thức về tam giác đồng dạng và định lí Pythagore trong thực tiễn (ví dụ: đo khoảng cách giữa hai vị trí mà giữa chúng có vật cản hoặc chỉ đến được một trong hai vị trí).

- Thực hành tính diện tích, thể tích của một số hình, khối trong thực tế.

Hoạt động 4 (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện): Tổ chức giao lưu với học sinh có khả năng và yêu thích môn Toán trong trường và trường bạn.

Thời lượng môn Toán lớp 8 có bao nhiêu tiết?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp như sau:

Lớp

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Số tiết

105

175

175

175

175

140

140

140

140

105

105

105

Riêng ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm 35 tiết/năm học cho các chuyên đề học tập lựa chọn.

Như vậy, môn toán lớp 8 có tổng cộng là 140 tiết/năm học.

Môn Toán lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bài tập phương trình bậc nhất một ẩn lớp 8 có đáp án? Thời lượng môn Toán lớp 8 có bao nhiêu tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
7 hằng đẳng thức đáng nhớ? 7 hằng đẳng thức học ở chương trình môn Toán lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Định lý Talet là như thế nào? Công thức là gì? Theo quy định thì lớp mấy thì học sinh được học?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 214

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;