20 tuổi có được học tại trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao không?
20 tuổi có được học tại trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao không?
Căn cứ Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao ban hành kèm theo Thông tư 07/2021/TT-BGDĐT quy định về độ tuổi kết thúc học tập tại trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao như sau:
Đánh giá, xếp loại, xét lên lớp và độ tuổi kết thúc học tập tại trường phổ thông năng khiếu TDTT
1. Đánh giá xếp loại và xét lên lớp, chuyển cấp, thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp đối với học sinh trường phổ thông năng khiếu TDTT thực hiện theo quy định như học sinh các trường phổ thông.
2. Đánh giá, xếp loại về chuyên môn năng khiếu TDTT.
a) Đánh giá, xếp loại thường xuyên về chuyên môn năng khiếu TDTT đối với học sinh năng khiếu do giáo viên dạy môn năng khiếu trực tiếp đánh giá.
b) Đánh giá, xếp loại định kỳ do giáo viên trực tiếp dạy năng khiếu và Hội đồng đánh giá theo kế hoạch chung của nhà trường. Hội đồng đánh giá do Hiệu trưởng quyết định.
3. Học sinh trường phổ thông năng khiếu TDTT được cử đi tập huấn hoặc đi thi đấu TDTT dài ngày, không đảm bảo thời gian, nội dung và điểm các môn học văn hóa, được nhà trường tổ chức dạy và kiểm tra bổ sung, đảm bảo cho học sinh được học đủ nội dung chương trình theo quy định.
4. Học sinh trường phổ thông năng khiếu TDTT khi tham gia thi đấu hoặc tập huấn tập trung dài ngày ở nước ngoài hoặc tại trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia, không có điều kiện tham dự các kỳ thi xét lên lớp, chuyển cấp, thi tốt nghiệp sẽ được hưởng các chế độ ưu tiên theo quy định.
5. Học sinh trường phổ thông năng khiếu TDTT đạt huy chương vàng, bạc, đồng tại các cuộc thi TDTT quốc gia, quốc tế hoặc đạt đẳng cấp vận động viên từ cấp 1 trở lên được hưởng các chế độ ưu tiên khi xét lên lớp, chuyển cấp, thi tốt nghiệp và thi vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp theo quy định.
6. Tuổi kết thúc học tập tại trường phổ thông năng khiếu TDTT không quá 20 tuổi.
Từ quy định trên, có thể thấy độ tuổi kết thúc học tập tại trường phổ thông năng khiếu TDTT là không quá 20 tuổi. Cho nên, người từ đủ 20 tuổi trở lên không thể học tại trường phổ thông năng khiếu TDTT được.
20 tuổi có được học tại trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao không? (Hình từ Internet)
Chương trình học tập của trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao ban hành kèm theo Thông tư 07/2021/TT-BGDĐT quy định về chương trình học tập của trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao như sau:
- Hằng năm, vào đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các môn văn hóa cho từng cấp học, lớp học và kế hoạch đào tạo, huấn luyện cho từng môn năng khiếu TDTT khoa học, phù hợp, đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và phát triển tài năng thể thao của học sinh.
- Chương trình học tập các môn văn hóa của trường phổ thông năng khiếu TDTT thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý, phê duyệt kế hoạch đào tạo năng khiếu TDTT của nhà trường trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển TDTT của Ngành, địa phương và Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao Việt Nam do Chính phủ ban hành.
- Có kế hoạch tập huấn, thi đấu các giải thể thao phù hợp lứa tuổi nhằm đánh giá quá trình đào tạo, huấn luyện và mức độ phát triển tài năng thể thao của học sinh.
- Nhà trường tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao có nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao ban hành kèm theo Thông tư 07/2021/TT-BGDĐT thì Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng gồm:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên môn phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện các môn thể thao cho học sinh. Tổ chức quản lý, chỉ đạo phát huy năng lực, trí tuệ của đội ngũ viên chức, giáo viên, học sinh trong công tác giảng dạy, huấn luyện, đào tạo, học tập nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, phát triển tài năng thể thao của học sinh.
Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Hiệu trưởng gồm:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện hành do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giúp Hiệu trưởng tổ chức điều hành, triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu của nhà trường đề ra theo lĩnh vực công việc được Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng, tiến độ công việc được giao.
- Đáp án Bảng C Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025? Hồ sơ đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm những gì?
- Top mẫu dàn ý Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch chi tiết nhất? Yêu cầu về đánh giá bằng hình thức nhận xét đối với học sinh lớp 9 ra sao?
- Viết bài văn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật trong câu chuyện đó lớp 5? Học sinh lớp 5 được đánh giá thường xuyên thế nào?
- Chứng chỉ ngoại ngữ không được quy đổi thành điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?