Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì? Đặc điểm của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông?

Nhà nước xã hội chủ nghĩa có bản chất gì? Đặc điểm của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông như thế nào?

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì?

So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, cụ thể như sau:

Về chính trị:

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa manh bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động.

- Trong xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản có sự khác biệt về bản chất so với sự thống trị của các giai cấp boc lột trước đây. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm bảo vệ và duy trì địa vị của mình.

- Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa đại biểu cho ý chí chung của nhân dan lao động.

Về kinh tế:

- Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột (chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất).

- Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Về văn hóa, xã hội:

Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nên tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc. Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp, giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển.

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì? Đặc điểm của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông?

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì? Đặc điểm của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông? (Hình từ Internet)

Đặc điểm của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về đặc điểm của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông là:

- Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.

- Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.

- Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

- Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.

- Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...

- Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.

Thiết bị dạy học môn Lịch sử THPT có gì là gì?

Căn cứ Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về thiết bị dạy học môn Lịch sử như sau:

- Sử dụng thiết bị dạy học là một trong những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực.

- Cơ sở giáo dục cần có các thiết bị dạy học tối thiểu như: hệ thống bản đồ (bản đồ thế giới, bản đồ các châu lục, bản đồ Đông Nam Á và Việt Nam); tranh ảnh lịch sử, sa bàn, sơ đồ, biểu đồ với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật như máy tính, đèn chiếu, máy chiếu, tivi, radio, video, các loại băng đĩa,...

- Lịch sử là môn học có hệ thống kiến thức thuộc về quá khứ, học sinh không thể trực tiếp quan sát. Công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ việc tái hiện lịch sử thông qua các phim tài liệu, nguồn sử liệu, hình ảnh, video,… Giáo viên cần khai thác, sử dụng các chức năng cơ bản của Internet và các phần mềm tin học để đưa vào bài giảng các hình ảnh, âm thanh, tư liệu lịch sử,… góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, truyền cảm hứng để học sinh yêu thích môn Lịch sử.

Môn lịch sử lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến thắng nào đã buộc Mỹ phải nối lại đàm phán ở Paris? Môn Lịch sử có phải môn thi tốt nghiệp THPT 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Các đời Tổng thống Mỹ có liên quan đến chiến tranh xâm lược Việt Nam? Giáo viên môn Lịch sử cần có phẩm chất như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam là tờ báo nào? Học sinh THPT có được kết nạp vào Đảng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp đã cho xây dựng ở Điện Biên Phủ bao nhiêu phân khu với bao nhiêu cứ điểm? Yêu cầu chung với học sinh trong nội dung lồng ghép GDQPAN?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự kiện lịch sử nào năm 1930 chứng tỏ thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến? Yêu cầu cụ thể với học sinh trong nội dung lồng ghép GDQPAN?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ (FISE) được thành lập ở đâu vào năm 1946? Phương pháp dạy học chủ yếu trong môn Lịch sử lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọng tâm của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì? Học sinh khi học môn Lịch sử cần đảm bảo nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại? Có bao nhiêu chuyên đề học tập trong môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi là chiến dịch nào?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 1446

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;