Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh lớp 12? Thời lượng đọc của môn Ngữ văn lớp 12 thế nào?

Hướng dẫn học sinh soạn bài Nỗi buồn chiến tranh mới nhất năm học năm nay? Thời lượng đọc của môn Ngữ văn lớp 12 thế nào?

Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh lớp 12?

Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Bảo Ninh kể về cuộc đời của Kiên, một người lính sau khi chiến tranh kết thúc. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Nỗi buồn chiến tranh.

Hướng dẫn soạn bài Nỗi buồn chiến tranh lớp 12

I. Tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Nhà văn Bảo Ninh sinh năm 1952, tên thật là Hoàng Ấu Phương, quê quán tại xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

- Bảo Ninh là một nhà văn quân đội, ông tham gia quân đội năm 1969. Vì là nhà văn quân đội nên ông rất am hiểu về chiến tranh, ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”.

2. Tác phẩm

- Thể loại: Tiểu thuyết

- Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến trí tưởng tượng): Trạng thái luôn sống với kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên - dòng kí ức đã thôi thúc anh cầm bút để ghi chép lại tất cả trải nghiệm của một đoạn đời đặc biệt.

- Phần 2 (phần còn lại): Những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của mình khi đối diện với “núi bản thảo” bộn bề mà Kiên bỏ lại.

- Giá trị nội dung: Thể hiện ý nghĩa của sự nhớ lại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Những kỉ niệm về những người mình yêu quý, những trải nghiệm đáng nhớ và những thành tựu đã đạt được đều là những điểm sáng tạo nên màu sắc và ý nghĩa của cuộc sống. Nhớ lại quá khứ cũng là một nguồn động viên và sức mạnh khi ta đối mặt với nhứng khó khăn.

- Giá trị nghệ thuật: Ngôi kể thứ ba xen lẫn ngôi kể thứ nhất, nhân vật trong đoạn trích gần như không có "hành động bên ngoài" mà chỉ có "hành động bên trong”.

II. Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh

Câu 1: Đánh giá ban đầu của bạn về sự khác biệt của đoạn trích này so với đoạn trích của một số tiểu thuyết khác đã học.

- Đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh ít có những sự kiện diễn ra như các tiểu thuyết khác

- Nhân vật chỉ có hành động bên trong suy nghĩ không thể hiện ra ngoài

- Câu chuyện được kể từ hai ngôi: ngôi thứ ba và thứ nhất

Câu 2: Tóm tắt nội dung từng phần của đoạn trích.

- Phần 1: Người kể chuyện ngôi thứ ba, kể về trạng thái luôn sống với kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên, dòng kí ức đã thôi thúc anh cầm bút để ghi chép lại tất cả trải nghiệm.

- Phần 2: Người kể chuyện xưng tôi, kể về những ấn tượng, cảm xúc, suy tư của mình khi đối diện với núi bản thảo bộn về mà Kiên bỏ lại.

- Thông qua đó có thể thấy sự kiện là một phần không thể thiếu của một tiểu thuyết, mọi thứ trong tiểu thuyết đều phải bắt đầu và kết thúc bởi sự kiện. Sự kiện tạo ra cốt truyện, thách thức và phát triển cho câu chuyện.

Câu 3: Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên là gì? Liệt kê những từ ngữ đã được tác giả sử dụng để miêu tả trạng thái tâm lí đó.

- Nhân vật Kiên trong 'Nỗi buồn chiến tranh' thường chứa đựng sự buồn bã, mất mát, cô đơn và tuyệt vọng, là kết quả của những trải nghiệm đau thương trong thời chiến tranh.

- Các từ ngữ mô tả tâm trạng ấy: “cô quạnh”, “đau buồn”, “lực bất tòng tâm"...

Câu 4: Trong ký ức của Kiên, chiến tranh được miêu tả như thế nào? Theo quan điểm của bạn, liệu đó có phải là khía cạnh duy nhất của chiến tranh không? Và vì sao?

- Chiến tranh thường được mô tả với một “gương mặt” đau buồn, khó khăn và mất mát. Hình ảnh của chiến tranh thường là một thế giới đầy bạo lực, cô đơn và tuyệt vọng, nơi mà con người phải đối mặt với sự khổ đau và mất mát hàng ngày.

- Đó không phải khía cạnh duy nhất của chiến tranh, chiến tranh đương nhiên đi kèm với đau buồn, mất mát hi sinh, tuy nhiên về nhiều góc độ khác chiến tranh còn có nhiều ý nghĩa khác ví dụ như chính nghĩa, bảo vệ dất nước, giải phóng dân tộc, vinh quang chiến thắng....

Câu 5: Trải qua đoạn trích, ta có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của việc nhớ lại đối với tinh thần con người.

- Việc nhớ lại không chỉ giúp con người sống lại những kỷ niệm huy hoàng của quá khứ, mà còn giúp hình thành nhận thức về giá trị, niềm tin và định hình bản thân.

- Kí ức và hình ảnh từ quá khứ là nguồn cảm hứng và học hỏi không ngừng cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Câu 6: Người kể chuyện đã nêu những nhận xét gì về cuốn tiểu thuyết mà nhân vật Kiên đang viết đó? Những nhận xét đó gợi liên hệ tới đặc điểm nào của tiểu thuyết hiện đại?

Người kể chuyện nhận xét:

- Một tác phẩm dựa trên nguồn cảm hứng chủ đạo từ sự rối bời

- Mạch truyện không ngừng bị đứt gãy. Tác phẩm không có một tuyến chung... như thể rơi vào một kẽ nứt của thời gian tác phẩm.

- Gọi là mất bố cục. Sự thiếu mạch lạc, thiếu bao quát...

- Nhận xét này liên quan đến đặc điểm thể hiện sự đa dạng và bao quát một phạm vi hiện thực rộng lớn của tiểu thuyết hiện đại.

Câu 7: Trong đoạn trích, phần kể về 'Kiên bỏ đi' và tôi đọc bản thảo của Kiên đã giúp làm sáng tỏ điều gì về bản chất và nỗi đau buồn của nhân vật chính, cũng như về quá trình viết tiểu thuyết.

Trong đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh phần kể lại chuyện Kiên bỏ đi và việc đọc bản thảo của Kiên, chúng ta có thể thấy rõ về bản chất và nỗi đau buồn của nhân vật chính, cũng như về quá trình viết tiểu thuyết của anh ta:

- Kiên là một người lính đã trải qua những trận chiến đẫm máu và những mất mát đau thương trong cuộc chiến tranh. Sau cuộc chiến anh cảm thấy sự cô đơn và tuyệt vọng, mất hướng, mất niềm tin vào cuộc sống và không thể tìm thấy ý nghĩa trong môi trường xã hội sau chiến tranh.

- Kiên chứng kiến và trải qua nhiều khía cạnh của nỗi đau buồn trong cuộc chiến tranh, từ việc mất đi đồng đội đến sự phân biệt đối xử và cảm giác mất mát liên tục.

Câu 8: Nêu nhận xét khái quát về sự ý thức của tác giả Bảo Ninh đối với việc lựa chọn hình thức viết phù hợp khi thể hiện vấn đề nỗi buồn chiến tranh.

- Nhà văn đã thể hiện một sự hiểu biết sâu sắc về thực tế, chọn lựa hình thức viết tác phẩm một cách rất chân thực. Ông không làm cho câu chuyện trở nên lãng mạn hoặc thu hút độc giả, mà tập trung vào việc phản ánh những trải nghiệm thực tế của lính trong chiến tranh.

- Nỗi buồn chiến tranh viết dưới dạng tiểu thuyết lồng trong tiểu thuyết (hình tượng người kể chuyện xưng tôi). Cách viết phi tuyến tính, chồng xếp lẫn lộn các bình diện thời gian, không gian, nương theo dòng tâm tư nặng nề nhưng cũng đấy biến động của nhân vật.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh lớp 12? Thời lượng đọc của môn Ngữ văn lớp 12 thế nào?

Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh lớp 12? Thời lượng đọc của môn Ngữ văn lớp 12 thế nào? (Hình từ Internet)

Thời lượng đọc của môn Ngữ văn lớp 12 thế nào?

Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa các thành phần sau:

- Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng).

- Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học).

- Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể tỉ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:

Nhóm lớp

Đọc

Viết

Nói và nghe

Đánh giá định kì

Từ lớp 1 đến lớp 3

khoảng 60%

khoảng 25%

khoảng 10%

khoảng 5%

Từ lớp 4 đến lớp 5

khoảng 63%

khoảng 22%

khoảng 10%

khoảng 5%

Từ lớp 6 đến lớp 9

khoảng 63%

khoảng 22%

khoảng 10%

khoảng 5%

Từ lớp 10 đến lớp 12

khoảng 60%

khoảng 25%

khoảng 10%

khoảng 5%

Như vậy, thời lượng đọc của môn Ngữ văn lớp 12 chiếm khoảng 60% tổng số tiết.

Năng lực văn học lớp 12 cần đạt là như thế nào?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT năng lực văn học lớp 12 cần đạt như sau:

- Phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học.

- Nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học với các loại hình tượng nghệ thuật khác (hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc);

- Phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng trong một văn bản văn học; nhận biết và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, câu chuyện, cốt truyện và cách kể chuyện;

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn học dân gian, trung đại và hiện đại; phong cách nghệ thuật của một số tác giả, tác phẩm lớn.

- Nêu được những nét tổng quát về lịch sử văn học dân tộc (quá trình phát triển, các đề tài và chủ đề lớn, các tác giả, tác phẩm lớn; một số giá trị nội dung và hình thức của văn học dân tộc) và vận dụng vào việc đọc tác phẩm văn học.

- Tạo lập được một số kiểu văn bản văn học thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng hình thức ngôn từ mang tính thẩm mĩ.

Môn Ngữ văn lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp cách viết kết bài ngắn gọn cho bài phân tích tác phẩm thơ lớp 12? Nội dung của kiến thức văn học lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 có lời giải chi tiết? Nội dung kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 12 có mấy kiểu văn bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục? Trường THPT có liên hệ gì đối với gia đình học sinh và xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
So sánh hình ảnh bát cháo hành trong Chí Phèo và cháo cám trong Vợ nhặt? 3 chuyên đề trong môn Ngữ văn lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài văn nghị luận xã hội về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay? Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kết bài nghị luận xã hội về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ bằng một ca khúc? 2 kiểu văn bản được học ở lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ lớp 12? Yêu cầu cần đạt đối với thực hành viết của học sinh lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 2 mẫu văn nghị luận xã hội 600 chữ về quyền được sai lầm của tuổi trẻ? Yêu cầu cần đạt về văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích Chí khí anh hùng 12 câu đầu lớp 10? Quy định về đánh giá thường xuyên học sinh THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết thư trao đổi với bạn về một vấn đề mà học sinh lớp 12 quan tâm? Yêu cầu năng lực tự học lớp 12?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 567

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;