Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Thông tư 27 là viết tắt của Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Bên cạnh đó căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thì có định nghĩa về "Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học."
Đồng thời, tại Điều 1 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về đánh giá học sinh tiểu học bao gồm: tổ chức đánh giá; sử dụng kết quả đánh giá; tổ chức thực hiện.
2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học; trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tiểu học.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học là một văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong đó quy định về những nội dung đánh giá học sinh tiểu học bao gồm: tổ chức đánh giá; sử dụng kết quả đánh giá; tổ chức thực hiện.
*Lưu ý: Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học áp dụng đối với trường tiểu học; trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tiểu học.
Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học là gì? (Hình từ Internet)
4 mức đánh giá học sinh tiểu học gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, có quy định về việc tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục như sau:
Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục
1. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:
a) Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
b) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
2. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;
- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.
b) Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì 4 mức đánh giá học sinh tiểu học gồm:
Hoàn thành xuất sắc
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Việc đánh giá học sinh tiểu học này thường sẽ thực hiện giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học.
Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
Mục đích của đánh giá trong giáo dục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, có quy định về việc tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục như sau:
- Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
+ Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
+ Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội về niềm tin trong cuộc sống? Ai có quyền quyết định thành lập trường THPT?
- Tải toàn bộ mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm mới nhất 2024? Chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo các yêu cầu gì?
- Định luật Ôm là gì? Ký hiệu định luật Ôm trong môn Vật lí ra sao? Định luật Ôm (Ohm) các bạn học sinh sẽ học ở lớp mấy?
- Tóm tắt nội dung chính và ý nghĩa của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị?
- Mẫu bài văn thuyết minh về bánh chưng ngày Tết ngắn gọn? Học sinh lớp 8 cần đạt năng lực văn học như thế nào?
- Nồm là gì? Thời tiết nồm là gì? Đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ra sao?
- Đảo và quần đảo là gì? Việt Nam có bao nhiêu huyện đảo?
- Mẫu xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa? Mục tiêu của Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024?
- Viết đoạn văn về Giáng sinh bằng Tiếng Anh ngắn gọn nhất? Mục tiêu chương trình giáo dục môn Tiếng Anh cấp THPT là gì?
- Kể câu chuyện về lòng trung thực của Ba lưỡi rìu? Học sinh lớp 4 được học bao nhiêu ngữ liệu trong môn Tiếng Việt?