Tóm tắt nội dung chính và ý nghĩa của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị?

Tóm tắt nội dung chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị? Yêu cầu cần đạt khi học lịch sử Châu Á từ nửa sau thế kỉ XĨ đến đầu thế kỉ XX là gì?

Tóm tắt nội dung chính và ý nghĩa của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị?

Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị là một sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt trong lịch sử Nhật Bản, diễn ra từ năm 1868 đến 1889 dưới thời Thiên hoàng Minh Trị. Cuộc cải cách này đã giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược, đồng thời phát triển thành một cường quốc công nghiệp và quân sự hiện đại. Dưới đây là nội dung chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc cải cách này:

1. Nội dung chính của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị

- Chính trị và hành chính:

+ Phế bỏ chế độ Mạc phủ và phục hồi quyền lực cho Thiên hoàng. Quyền lực tập trung vào triều đình trung ương dưới sự cai trị trực tiếp của Thiên hoàng Minh Trị.

+ Xóa bỏ chế độ phong kiến và phân chia lãnh thổ thành các tỉnh mới. Các phiên (lãnh địa của các lãnh chúa) bị giải thể và thay thế bằng hệ thống hành chính hiện đại.

+ Ban hành Hiến pháp năm 1889. Hiến pháp Minh Trị thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến và quy định quyền lực của quốc hội.

- Kinh tế:

+ Thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích xây dựng các nhà máy, hầm mỏ, đường sắt, và phát triển ngành công nghiệp nặng.

+ Tư nhân hóa một số lĩnh vực kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân lớn như Mitsubishi, Mitsui.

+ Cải cách ruộng đất và thuế khóa. Nông dân được cấp quyền sở hữu ruộng đất, thay đổi hệ thống thuế nộp hiện vật sang nộp bằng tiền.

- Quân sự:

+ Xây dựng quân đội hiện đại. Áp dụng mô hình quân đội phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc.

+ Phát triển hải quân và lục quân theo tiêu chuẩn của các nước châu Âu như Đức và Anh.

- Giáo dục và văn hóa:

+ Cải cách hệ thống giáo dục. Áp dụng mô hình giáo dục phương Tây với các trường học hiện đại, khuyến khích giáo dục khoa học và kỹ thuật.

+ Du học và mời chuyên gia nước ngoài. Chính phủ cử học sinh, quan chức sang châu Âu và Mỹ học tập; đồng thời thuê các cố vấn nước ngoài đến Nhật Bản giảng dạy và tư vấn.

2. Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị

- Đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược:

Trước áp lực của các nước phương Tây, Nhật Bản đã tự cải cách và nhanh chóng hiện đại hóa để tránh tình trạng bị chiếm làm thuộc địa như nhiều quốc gia châu Á khác.

- Biến Nhật Bản thành cường quốc:

Sau cải cách, Nhật Bản phát triển mạnh về kinh tế, công nghiệp và quân sự, trở thành một cường quốc ở châu Á và thế giới.

- Tạo tiền đề cho chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản:

Sự lớn mạnh về quân sự và kinh tế giúp Nhật Bản mở rộng lãnh thổ, tiến hành các cuộc chiến tranh như Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).

- Ảnh hưởng đến các nước châu Á khác:

Thành công của Nhật Bản đã truyền cảm hứng cho các phong trào cải cách và đấu tranh giành độc lập ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc và Việt Nam.

- Hiện đại hóa toàn diện:

Cuộc cải cách đã thay đổi căn bản cơ cấu xã hội, từ một xã hội phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại với nền kinh tế thị trường và hệ thống hành chính tiến bộ.

Lưu ý: nội dung chỉ mang tính tham khảo

Tóm tắt nội dung chính và ý nghĩa của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị?

Tóm tắt nội dung chính và ý nghĩa của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt khi học lịch sử Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là gì?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định êu cầu cần đạt khi học lịch sử Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX như sau:

- Mô tả được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

- Trình bày được sơ lược về Cách mạng Tân Hợi.

- Nhận biết được nguyên nhân thắng lợi và nêu được ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.

- Nêu được những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị.

- Trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị.

- Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.

- Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ 19.

- Nêu được một số sự kiện về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS như thế nào?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS được xây dựng trên quan điểm sau:

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở tuân thủ các quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm:

[1] Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo.

[2] Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam.

[3] Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.

[4] Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.

[5] Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.

[6] Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...).

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đảo nào ở Vịnh Bắc Bộ có khoảng cách xa bờ nhất? Đường phân chia vịnh Bắc Bộ sẽ học trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vịnh nước sâu là gì? Vịnh ở vùng biển Việt Nam sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ thủy triều ở Vịnh Bắc Bộ thuộc loại điển hình nào? Định hướng của phương pháp giáo dục môn Địa lí ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Tại sao khí hậu Châu Á lại chia thành nhiều đới? Mỗi môn học sẽ có bao nhiêu sách giáo khoa?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì? Mạch nội dung môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta? Tiêu chuẩn của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá vai trò của Quang Trung Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn? Nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Sông Mê Kông chảy qua bao nhiêu nước? Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam? Học liệu dạy học trực tuyến được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch? Quy định về hoạt động dạy học trực tuyến cấp THCS?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 949

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;