Mẫu xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa? Mục tiêu của Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024?
Đại sứ văn hóa đọc 2024: Xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa?
Đề thi Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở như sau: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).
Dưới đây là mẫu bài dự thi Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 với chủ đề: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được) mà học sinh có thể tham khảo:
Xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa I. Mục tiêu - Phát triển thói quen đọc sách cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa. - Mở rộng cơ hội tiếp cận sách và tri thức cho các em học sinh. - Nâng cao ý thức, niềm yêu thích đọc sách để giúp các em trau dồi kiến thức, kỹ năng sống và phát triển tư duy. - Xây dựng cộng đồng đọc sách bền vững trong trường học và gia đình. II. Đối tượng hưởng lợi - Trẻ em cấp tiểu học và THCS ở các vùng sâu, vùng xa, nơi còn khó khăn về điều kiện học tập và ít có cơ hội tiếp xúc với sách. - Thầy cô giáo và phụ huynh là những người đồng hành cùng trẻ phát triển thói quen đọc sách. III. Nội dung công việc thực hiện 1. Xây dựng tủ sách hoặc góc đọc sách trong trường học + Vận động quyên góp sách từ các tổ chức, cá nhân, nhà xuất bản. + Phân loại sách phù hợp với lứa tuổi (truyện cổ tích, sách kỹ năng sống, sách khoa học phổ thông). + Bố trí góc đọc sách thoải mái, sáng tạo với bàn ghế, thảm ngồi, tranh ảnh minh họa. 2. Tổ chức các hoạt động khuyến đọc - Ngày hội đọc sách định kỳ hàng tháng với các hoạt động như đọc to nghe chung, kể chuyện theo sách, thi vẽ tranh minh họa sách yêu thích. - Câu lạc bộ đọc sách để các em có thể trao đổi nội dung sách đã đọc, chia sẻ cảm nhận và ý tưởng. - Cuộc thi “Viết cảm nhận về sách” để khuyến khích các em bày tỏ suy nghĩ và học cách viết văn. 3. Chương trình “Sách về nhà” - Cho phép học sinh mượn sách mang về đọc cùng gia đình. - Tạo điều kiện để phụ huynh cùng đọc sách với con và hình thành thói quen đọc sách trong gia đình. 4. Phối hợp với tình nguyện viên và cộng đồng - Mời các anh chị tình nguyện viên đến đọc sách và hướng dẫn kỹ năng đọc cho các em. - Kêu gọi cộng đồng tham gia quyên góp sách và ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất. 5. Ứng dụng công nghệ số - Tạo kênh YouTube hoặc Facebook của trường để chia sẻ video đọc sách, giới thiệu sách hay. - Đưa các tài liệu đọc đơn giản lên nền tảng trực tuyến giúp các em tiếp cận dễ dàng qua điện thoại hoặc máy tính. IV. Dự kiến kết quả đạt được - 100% học sinh trong trường có cơ hội đọc sách ít nhất 1 lần/tuần. - Xây dựng tủ sách hoặc góc đọc sách với ít nhất 200 đầu sách phong phú. - Hình thành thói quen đọc sách thường xuyên ở trẻ em, ít nhất 60% học sinh chủ động mượn sách về đọc. - Phát triển kỹ năng đọc hiểu, kể chuyện và khả năng viết văn cho học sinh. - Tạo sự kết nối giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng trong việc phát triển văn hóa đọc. Kết luận Kế hoạch này không chỉ giúp trẻ em ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận với sách mà còn mở ra cánh cửa tri thức và nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi. Với sự phối hợp của thầy cô, gia đình và cộng đồng, văn hóa đọc sẽ ngày càng được lan tỏa và phát triển bền vững. |
Lưu ý: nội dung chỉ mang tính tham khảo.
Mẫu xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa? Mục tiêu của Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 là gì?
Căn cứ Thể lệ Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 ban hành kèm theo Công văn 1173/BVHTTDL-TV năm 2024 Tải về thì Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 có mục đích như sau:
- Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 là hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực góp phần tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, giai đoạn 2021-2025.
- Thông qua Cuộc thi tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng, những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong việc nâng cao năng lực tiếp cận thông tin và tri thức của người dân Việt Nam, đặc biệt là phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, khơi dậy ý chí, khát vọng, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của thế hệ trẻ.
- Khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong nhà trường và cộng đồng, hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên.
Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 diễn ra vào thời gian nào?
Căn cứ Thể lệ Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 ban hành kèm theo Công văn 1173/BVHTTDL-TV năm 2024 Tải về thì thời gian diễn ra Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 như sau:
(1) Vòng Sơ khảo
- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2024.
- Vòng Sơ khảo do các Bộ, tỉnh/ thành phố, các trường/ học viện, Hội Người Mù Việt Nam tổ chức.
- Thí sinh nộp Bài dự thi phải điền thông tin đầy đủ (có biểu mẫu gửi kèm) về địa chỉ theo quy định của Ban Tổ chức Cuộc thi vòng Sơ khảo của Bộ Quốc phòng, các tỉnh/thành phố, Hội Người mù Việt Nam, trường đại học/học viện.
- Ban Tổ chức Vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 chọn các Bài dự thi đạt từ giải Nhất gửi tham dự Vòng Chung kết, với số lượng tối đa cụ thể như sau:
+ Bộ Quốc phòng: 10 bài;
+ Mỗi tỉnh/ thành phố: 06 bài;
+ Hội Người Mù Việt Nam: 05 bài;
+ Mỗi trường đại học/ học viện: 03 bài.
- Địa chỉ nhận Bài dự thi: Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(2) Vòng Chung kết:
- Thời gian: Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2024.
- Vòng Chung kết do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
- Ban Tổ chức Vòng Chung kết Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 tiếp nhận các Bài dự thi đạt giải ở Vòng Sơ khảo; căn cứ kết quả triển khai Cuộc thi tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức thực hiện các nội dung:
+ Chấm Bài dự thi Vòng Chung kết để xét giải theo cơ cấu giải thưởng quy định ở mục 2, phần V của Thể lệ này.
+ Tổ chức bình chọn Video dự Vòng Chung kết được yêu thích nhất: Các Video dự thi vòng chung kết được đăng tải và tổ chức bình chọn bắt đầu vào 09 giờ ngày 09 tháng 9 năm 2024, kết thúc vào 09 giờ ngày 19 tháng 9 năm 2024 trên Kênh YouTube “Sách và Trí tuệ Việt” (do Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý). Cách thức bình chọn như sau:
- Bước 1: Truy cập và đăng ký (Subcribe) Kênh “Sách và Trí tuệ Việt” tại địa chỉ: bit.ly/sachvatritueviet.
- Bước 2: Bình chọn bằng cách Xem, nhấn Yêu thích cho các Video bài dự thi được đăng tải công khai trong Chuyên mục “Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024”.
Người dùng phải thực hiện đủ 02 bước trên mới được tính điểm bình chọn hợp lệ. Cách tính điểm bình chọn như sau:
01 lượt Xem (View) = 02 điểm
01 lượt Yêu thích (Like) = 01 điểm
Tổng điểm bình chọn của mỗi Video bằng tổng điểm lượt Xem (View) + lượt Yêu thích (Like).
Lưu ý: Kết quả bình chọn không ảnh hưởng tới kết quả chấm thi chung cuộc của các Video dự thi.
Như vậy, thời gian diễn ra Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc là từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2024 (đối với vòng sơ khảo) và từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2024 (đối với vòng chung kết).