Soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn lớp 7 ngắn nhất? Môn Ngữ văn 7 có bao nhiêu tiết?

Hướng dẫn soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất? Học sinh lớp 7 phải học bao nhiêu tiết Ngữ văn một tuần?

Soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn 7?

Hội thi thổi cơm là bài văn nằm trong sách Cánh diều thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7, bài văn giới thiệu nét đặc sắc, khác biệt của các cuộc thi thổi cơm được tổ chức ở các địa điểm khác nhau, giúp người đọc hiểu rõ về luật lệ và quy định của các cuộc thi thổi cơm truyền thống.

Tham khảo Hướng dẫn soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn 7 Cánh diều dưới đây:

Hướng dẫn soạn bài Hội thi thổi cơm

1. Thể loại văn bản, phương thức biểu đạt

- Thể loại: Văn bản thông tin

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

2. Bố cục

Tác phầm có thể chia thành 5 phần như sau:

+ Phần 1: Từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”: giới thiệu về hội thi thổi cơm;

+ Phần 2: Tiếp theo đến “dùng để cúng thần”: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội;

+ Phần 3: Tiếp theo đến “Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc”: Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội);

+ Phần 4: Tiếp theo đến “Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hộ Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa);

+ Phần 5: Phần còn lại: Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định).

3. Điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương

3.1. Giống nhau

- Nấu cơm trong điều kiện khó khăn

- Đội nào thổi cơm chín dẻo, ngon, xong trước thì thắng cuộc

3.2. Khác nhau

Mỗi địa phương có những luật lệ và cách thực thực hiện khác nhau như sau:

- Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội):

+ Địa điểm: Từ Liêm - Hà Nội

+ Nguồn gốc: diễn lại tích của Phan Tây Nhạc.

+ Thể lệ cách thức: Mỗi nhóm 10 người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng. Cơm dùng để cúng thần.

- Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội):

+ Địa điểm: làng Chuông - Hà Nội

+ Thể lệ cách thức: chia ra làm cuộc thi của nam vào cuộc thi của nữ.

- Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa -Thanh Hóa):

+ Địa điểm: Hoằng Hóa - Thanh Hóa

+ Thể lệ cách thức: nấu cơm trên thuyền

- Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

+ Địa điểm: Nam Định

+ Thể lệ cách thức: Cuộc thi dành cho nam, mỗi đội hai người, nấu cơm trong thời gian 1 tuần hương

4. Ý nghĩa của hội thi thổi cơm

- Là một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhằm tôn vinh sự khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo của con người Việt Nam

- Qua các hội thi thổi cơm, em hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ, nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước.

Lưu ý: nội dung soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn lớp 7 chỉ mang tính tham khảo.

Soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn lớp 7 ngắn nhất? Môn Ngữ văn 7 có bao nhiêu tiết? (Hình từ Internet)

Môn Ngữ văn 7 có bao nhiêu tiết?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGĐDT quy định về thời lượng thực hiện chương trình như sau:

- Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học):

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

420

350

245

245

245

140

140

140

140

105

105

105

Ngoài ra, ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập lựa chọn.

- Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục:

+ Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa các thành phần sau:

+ Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng).

+ Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học).

+ Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể tỉ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:

Nhóm lớp

Đọc

Viết

Nói và nghe

Đánh giá định kì

Từ lớp 1 đến lớp 3

khoảng 60%

khoảng 25%

khoảng 10%

khoảng 5%

Từ lớp 4 đến lớp 5

khoảng 63%

khoảng 22%

khoảng 10%

khoảng 5%

Từ lớp 6 đến lớp 9

khoảng 63%

khoảng 22%

khoảng 10%

khoảng 5%

Từ lớp 10 đến lớp 12

khoảng 60%

khoảng 25%

khoảng 10%

khoảng 5%

Như vậy, môn Ngữ văn lớp 7 có 140 tiết, trong đó nội dung đọc chiếm khoảng 63%, nội dung viết chiếm khoảng 22%, nội dung nói và nghe chiếm khoảng 10%, nội dung đánh giá định kỳ chiếm khoảng 5%.

Thiết bị dạy học tối thiểu cho môn Ngữ văn gồm những thiết bị gì?

Theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGĐDT thì thiết bị dạy học tối thiểu dành cho môn Ngữ văn 7 là tủ sách tham khảo, có đủ các loại văn bản lớn là văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin; có đủ các hình thức sách truyện, sách truyện tranh.

- Trong mỗi loại văn bản lớn có đủ các tiểu loại:

+ Văn bản văn học gồm truyện, thơ, kịch, kí; văn bản nghị luận gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội; văn bản thông tin gồm văn bản thuyết minh và văn bản nhật dụng.

+ Một số tranh ảnh như chân dung các nhà văn lớn có trong chương trình; tranh ảnh minh hoạ cho nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm lớn như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn Độc lập,...

- Những trường có điều kiện cần nối mạng Internet, có máy tính, màn hình và máy chiếu (projector); trang bị thêm một số phần mềm dạy học tiếng Việt; các CD, video clip có nội dung giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước, quê hương của các nhà văn (để dạy và học văn bản thuyết minh);

- Một số bộ phim hoạt hình, phim truyện được chuyển thể từ các tác phẩm văn học hoặc các CD, video clip ghi một số vở diễn từ các kịch bản văn học; các băng đĩa CD ghi bản nhạc được phổ từ các bài thơ đã chọn làm ngữ liệu dạy học hay một số văn bản đọc mở rộng, các cuộc giao lưu, nói chuyện chuyên đề của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học; các sách giáo khoa Ngữ văn, sách văn học và các tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử.

Như vậy, thiết bị dạy học tối thiểu dành cho môn Ngữ văn 7 là tủ sách tham khảo, có đủ các loại văn bản lớn. Ngoài ra, còn cần nối mạng Internet, có máy tính, màn hình và máy chiếu (projector), trang bị thêm một số phần mềm dạy học tiếng Việt nếu trường có điều kiện.

Môn ngữ văn lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn lớp 7 ngắn nhất? Môn Ngữ văn 7 có bao nhiêu tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
10 Mẫu thơ bốn chữ năm chữ hay nhất? Môn ngữ văn lớp 7 học bao nhiêu tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Tiếng gà trưa ngắn nhất? Kiến thức văn học môn Ngữ văn của học sinh lớp 7 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách lập dàn ý bài văn biểu cảm? Ngữ liệu sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 7 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết về bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? Danh mục sách giáo khoa lớp 7 năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Trở gió ngắn nhất? Lựa chọn truyện và tiểu thuyết trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn nhất? Các ngữ liệu có thể tham khảo sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 7 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập dàn ý bài văn biểu cảm lớp 7? Môn Ngữ Văn lớp 7 có phải là môn Tiếng Việt hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Gặp lá cơm nếp ngắn nhất? Những tác phẩm ca dao tục ngữ nào có thể lựa chọn trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu lớp 7? Môn Ngữ văn lớp 7 đánh giá bằng hình thức nào?
Tác giả:
Lượt xem: 57

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;