Phó từ trong môn Ngữ Văn là gì? Phó từ sẽ được học trong chương trình môn Ngữ Văn lớp mấy?

Phó từ sẽ được học trong chương trình môn Ngữ Văn lớp mấy? Hiểu như thế nào về phó từ trong môn Ngữ Văn.

Phó từ trong môn Ngữ Văn là gì?

Phó từ là những từ đi kèm với động từ, tính từ hoặc một phó từ khác để bổ sung ý nghĩa cho từ đó. Chúng giúp cho câu văn trở nên sinh động, cụ thể và giàu hình ảnh hơn.

*Chức năng của phó từ:

Bổ sung ý nghĩa cho động từ: Cho biết cách thức, mức độ, thời gian, tần suất, khả năng... một hành động diễn ra.

Ví dụ: đi chậm, nói rất nhanh, học hăng say, đã từng, sẽ đi.

Bổ sung ý nghĩa cho tính từ: Làm tăng hoặc giảm mức độ của tính chất, đặc điểm.

Ví dụ: rất đẹp, hơi buồn, quá nóng.

Bổ sung ý nghĩa cho phó từ khác:

Ví dụ: đi rất chậm rãi.

Phân loại phó từ:

*Dựa vào ý nghĩa, phó từ được chia thành nhiều loại, nhưng thường gặp nhất là:

Phó từ chỉ cách thức: như chậm rãi, nhanh chóng, từ từ...

Phó từ chỉ mức độ: như rất, lắm, quá, hơi...

Phó từ chỉ thời gian: như đã, đang, sẽ, chưa...

Phó từ chỉ tần suất: như thường xuyên, luôn luôn, đôi khi...

Phó từ chỉ khả năng: như có thể, có lẽ, chắc chắn...

Phó từ chỉ sự khẳng định, phủ định: như đúng, không, chẳng...

*Ví dụ về câu có sử dụng phó từ:

Anh ấy rất thông minh.

Cô ấy hát hay lắm.

Mẹ tôi đang nấu cơm.

Tôi đã từng đi biển.

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Phó từ trong môn Ngữ Văn là gì? Phó từ sẽ được học trong chương trình môn Ngữ Văn lớp mấy?

Phó từ trong môn Ngữ Văn là gì? Phó từ sẽ được học trong chương trình môn Ngữ Văn lớp mấy? (Hình từ Internet)

Phó từ sẽ được học trong chương trình môn Ngữ Văn lớp mấy?

Căn cứ theo Mục V Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đối với môn Ngữ Văn lớp 7 như sau:

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

- Thành ngữ và tục ngữ: đặc điểm và chức năng

- Thuật ngữ: đặc điểm và chức năng

- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: quốc, gia) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: quốc thể, gia cảnh)

- Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Số từ, phó từ: đặc điểm và chức năng

- Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ

- Công dụng của dấu chấm lửng (phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm)

- Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh: đặc điểm và tác dụng

- Liên kết và mạch lạc của văn bản: đặc điểm và chức năng

- Kiểu văn bản và thể loại

+ Văn bản tự sự: bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử

+ Văn bản biểu cảm: bài văn biểu cảm; thơ bốn chữ, năm chữ; đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ.

+ Văn bản nghị luận: mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học

+ Văn bản thông tin: Cước chú và tài liệu tham khảo; bài thuyết minh dùng để giải thích một quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động; văn bản tường trình; văn bản tóm tắt với độ dài khác nhau

- Ngôn ngữ của các vùng miền: hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu

Như vậy, có thể thấy rằng phó từ sẽ được học trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7.

2 hình thức đánh giá học sinh trung học cơ sở ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định về hinh thức đánh giá ngư sau:

Hình thức đánh giá
1. Đánh giá bằng nhận xét
a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
b) Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
c) Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
d) Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
2. Đánh giá bằng điểm số
a) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Như vậy, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trung học cơ sở được đánh giá bằng hình thức sau đây:

- Đánh giá bằng nhận xét

- Đánh giá bằng điểm số

>>> Xem thêm: Yêu cầu cần đạt môn Tiếng Việt lớp 5?

>>> Xem thêm: Yêu cầu về tốc độ đọc của học sinh lớp 3 theo chương trình mới là bao nhiêu?

>>> Xem thêm: Yêu cầu cần đạt môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình 2018 là gì?

Môn ngữ văn lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn lớp 7 ngắn nhất? Môn Ngữ văn 7 có bao nhiêu tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
10 Mẫu thơ bốn chữ năm chữ hay nhất? Môn ngữ văn lớp 7 học bao nhiêu tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Tiếng gà trưa ngắn nhất? Kiến thức văn học môn Ngữ văn của học sinh lớp 7 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách lập dàn ý bài văn biểu cảm? Ngữ liệu sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 7 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết về bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? Danh mục sách giáo khoa lớp 7 năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Trở gió ngắn nhất? Lựa chọn truyện và tiểu thuyết trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn nhất? Các ngữ liệu có thể tham khảo sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 7 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập dàn ý bài văn biểu cảm lớp 7? Môn Ngữ Văn lớp 7 có phải là môn Tiếng Việt hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Gặp lá cơm nếp ngắn nhất? Những tác phẩm ca dao tục ngữ nào có thể lựa chọn trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu lớp 7? Môn Ngữ văn lớp 7 đánh giá bằng hình thức nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 994

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;