Mẫu bài thơ 8 chữ lớp 9 hay nhất? Môn Ngữ văn lớp 9 yêu cầu về phương pháp dạy viết ra sao?

Hướng dẫn chi tiết cách lập dàn ý đồng thời tham khảo 10 Mẫu bài thơ 8 chữ lớp 9 hay nhất hiện nay. Môn Ngữ văn lớp 9 yêu cầu về phương pháp dạy viết như thế nào?

Mẫu bài thơ 8 chữ lớp 9 hay nhất?

Tập làm bài thơ 8 chữ là một trong những yêu cầu đối với chương trình môn Ngữ Văn lớp 9.

Vậy nên các bạn học sinh có thể tham khảo các mẫu bài thơ 8 chữ lớp 9 hay nhất 2024 dưới đây - có kèm theo dàn ý:

Mẫu bài thơ 8 chữ lớp 9 hay nhất 2024

1. Về tình yêu:

Em như ánh trăng soi sáng đêm dài

Tình yêu ta như biển trời sâu rộng

Dù gian nan, vẫn không màn danh lợi

Mãi bên em, đến muôn kiếp không thôi

2. Về tuổi trẻ:

Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người

Mang theo bao ước mơ và khát khao

Ta cùng nhau viết nên những khúc hát

Về tình yêu, cuộc sống, và tương lai

3. Về quê hương:

Quê hương tôi những cánh đồng bát ngát

Con sông quê cứ êm ả mà trôi

Ôi yêu lắm những hàng dừa xanh mướt

Giữ trong tim không bao giờ phôi phai

4. Tổ quốc nơi đầu sóng

Thêm một ngày trên quần đảo Trường Sa

Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động

Sắp bão giông không còn cơn gió lộng

Cơn bão lòng cuồn cuộn phía Trường Sa.

Thêm một ngày trên vùng biển của ta

Thềm lục địa lại oằn lên đau nhói

Ngàn năm xưa ông cha đi mở cõi

Phía chân trời, xương cốt gửi Hoàng Sa.

5. Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn Việt Chiến)

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không.

6. Về tuổi học trò

Đã bốn năm học dưới mái trường này,

Bồi hồi sao nghĩ tới phút chia tay.

Quá khứ ơi sao bỗng ùa trở lại,

Để lòng tôi xao xuyến tận ngày nay.

Tôi nhớ mãi những buổi học lý thú,

Cùng bạn bè hăng hài lúc giơ tay.

Tôi nhớ mãi lúc làm bài chăm chú,

Thầy cô nghiêm nhưng học trò cứ "quay".

7. Ký ức học trò

Thời gian trôi trên dòng sông bát ngát

người lái đò vẫn thầm lặng ngược xuôi

những hàng tre vui đùa trong gió mát

hình ảnh xưa không lúc nào phai phôi .

Nhớ hình ảnh của thầy cô khi trước

đã tận tình dạy dỗ thuở ngây thơ

nuôi khôn lớn những mầm xanh đất nước

để giờ đây dòng tùy bút nên thơ.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

- Nếu bạn muốn viết 1 bài thơ 8 chữ mang phong cách riêng thì có thể thực hiện dựa trên dàn ý sau:

Dàn ý viết bài thơ 8 chữ (Bát ngôn)

I. Lựa chọn chủ đề:

Xác định chủ đề: Chọn một chủ đề mà bạn yêu thích và có nhiều cảm xúc. Có thể là về tình bạn, gia đình, quê hương, thiên nhiên, ước mơ, tình yêu, tuổi trẻ, thầy cô, đất nước, cuộc sống...

Hạn chế chủ đề: Nên chọn một chủ đề cụ thể và rõ ràng để bài thơ được tập trung và sâu sắc hơn.

II. Lập dàn ý:

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về chủ đề.

Dùng một câu hỏi tu từ, một hình ảnh so sánh hoặc một câu nói hay để thu hút người đọc.

Ví dụ:

"Đất nước Việt Nam xinh tươi biết bao"

"Quê hương tôi ơi, một nẻo trời xanh"

Thân bài:

Diễn đạt cảm xúc: Miêu tả chi tiết những cảm xúc, suy nghĩ của bạn về chủ đề đã chọn.

Sử dụng hình ảnh: Tạo ra những hình ảnh thơ mộng, sinh động để làm nổi bật ý thơ.

So sánh, nhân hóa: Sử dụng các biện pháp tu từ để làm cho bài thơ thêm sinh động và hấp dẫn.

Cảm xúc: Thể hiện rõ ràng tình cảm của bạn qua từng câu thơ.

Chia đoạn: Chia thân bài thành nhiều đoạn để bài thơ có sự mạch lạc và rõ ràng.

Kết bài:

Khái quát lại ý chính của bài thơ.

Để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Ví dụ:

"Quê hương Việt Nam, mảnh đất yêu thương."

"Sẽ mãi lưu giữ tình yêu quê hương"

III. Viết thơ:

Tuân thủ luật thơ: Mỗi câu thơ 8 chữ, có vần điệu, nhịp điệu.

Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh: Chọn những từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh để làm cho bài thơ sinh động hơn.

Đa dạng hóa câu cú: Kết hợp các kiểu câu khác nhau (câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ) để bài thơ không bị đơn điệu.

Sửa chữa và hoàn thiện: Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài thơ và sửa chữa những chỗ chưa hay, chưa hợp lý.

IV. Một số lưu ý:

Đọc nhiều thơ: Đọc nhiều thơ để học hỏi cách dùng từ, cách gieo vần, cách xây dựng hình ảnh.

Thường xuyên luyện viết: Viết thơ thường xuyên để rèn luyện khả năng sáng tạo và diễn đạt.

Không ngại sáng tạo: Hãy tự tin thể hiện cá tính và suy nghĩ của mình qua những vần thơ.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Mẫu bài thơ 8 chữ lớp 9 hay nhất? Môn Ngữ văn lớp 9 yêu cầu về phương pháp dạy viết ra sao?

Mẫu bài thơ 8 chữ lớp 9 hay nhất? Môn Ngữ văn lớp 9 yêu cầu về phương pháp dạy viết ra sao? (Hình từ Internet)

Môn Ngữ văn lớp 9 yêu cầu về phương pháp dạy viết cho các bạn học sinh như thế nào?

Căn cứ Mục VI Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, có quy định về phương pháp dạy viết trong môn Ngữ văn lớp 9 nói chung như sau:

- Phương pháp dạy viết

Mục đích của dạy viết là rèn luyện tư duy và cách viết, qua đó mà giáo dục phẩm chất và phát triển nhân cách học sinh. Vì thế khi dạy viết, giáo viên chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục.

Giáo viên tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh các bước tạo lập văn bản, thực hành viết theo các bước và đặc điểm của kiểu văn bản. Thông qua thực hành, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các văn bản ở phần đọc hiểu và văn bản bổ sung để nắm được đặc điểm của các kiểu văn bản, quy trình tạo lập văn bản; sử dụng các câu hỏi giúp học sinh xác định được mục đích và nội dung viết; giới thiệu các nguồn tư liệu, hướng dẫn cách tìm ý tưởng và phác thảo dàn ý; hướng dẫn học sinh viết văn bản; tự chỉnh sửa và trao đổi dựa trên các tiêu chí đánh giá bài viết.

Ở cấp tiểu học, dạy viết có hai yêu cầu: dạy kĩ thuật viết và dạy viết đoạn văn, văn bản. Dạy kĩ thuật viết (tập viết, chính tả) chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành theo mẫu. Dạy viết đoạn văn, bài văn một cách linh hoạt, có thể sử dụng các phương pháp như rèn luyện theo mẫu, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, viết sáng tạo,...

Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn như thu thập thông tin cho bài viết từ nhiều nguồn (tài liệu in, tài liệu trên mạng, phỏng vấn, thu thập dữ liệu từ thực tế); thảo luận, phân tích về tiêu chí đánh giá bài viết; biết tự chỉnh sửa, trao đổi trong nhóm để hoàn thiện bài viết và rút kinh nghiệm sau mỗi lần viết bài,... Ở hai cấp học này, ngoài việc tiếp tục phương pháp phân tích mẫu các kiểu văn bản, giáo viên chú ý hướng dẫn kĩ thuật viết tích cực nhằm giúp học sinh vừa thành thạo kĩ năng tạo lập theo từng kiểu văn bản, vừa phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện qua bài viết. Bên cạnh các văn bản thông thường, học sinh còn được rèn luyện tạo lập văn bản điện tử và văn bản đa phương thức.

Giáo viên sử dụng những phương pháp như phân tích mẫu, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở,… để hướng dẫn học sinh hình thành dàn ý, lựa chọn cách triển khai, diễn đạt; tổ chức cho học sinh thực hành viết văn bản, có thể viết từng phần: mở bài, kết bài, một hoặc một số đoạn trong thân bài.

Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn thường gồm các hoạt động chủ yếu như: nêu nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện; yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm; tổ chức trình bày kết quả làm việc, thảo luận về các nhiệm vụ được giao và tự rút ra nội dung bài học; nhận xét, đánh giá,...; sau khi viết xong, học sinh cần có cơ hội nói, trình bày những gì đã viết.

Các ngữ liệu theo quy định pháp luật có thể tham khảo trong môn Ngữ Văn lớp 9?

Căn cứ Mục IX Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, các ngữ liệu trong có thể tham khảo trong môn Ngữ Văn lớp 9 như sau:

LỚP 8 VÀ LỚP 9

Truyện, tiểu thuyết

- Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)

- Chiếc lá cuối cùng (O. Henry)

- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

- Chuyện chiếc ấm sứt vòi (Trần Đức Tiến)

- Đá trổ bông (Nguyễn Ngọc Tư)

- Hai vạn dặm dưới đáy biển (J. Verne)

- Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry)

- Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)

- Làng (Kim Lân)

- Lão Hạc (Nam Cao)

- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

- Robinson Crusoe (D. Defoe)

- Sherlock Holmes (A. Doyle)

- Tôi đi học (Thanh Tịnh)

- Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán)

- Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ)

- ...

Thơ, ca dao, truyện thơ Nôm

- Bánh trôi nước, Mời trầu (Hồ Xuân Hương)

- Bếp lửa (Bằng Việt)

- Ca dao về con người, xã hội

- Chân quê, Không đề (Nguyễn Bính)

- Chó sói và chiên con, Ve và kiến (J. La Fontaine)

- Con đường chưa đi (R. Frost)

- Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)

- Đồng chí (Chính Hữu)

- Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

- Hội Tây, Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)

- Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

- Mộ (Chiều tối - Hồ Chí Minh)

- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

- Nam quốc sơn hà (Thời Lý)

- Nói với con (Y Phương)

- Ngôn chí số 20, Thuật hứng 24 (Nguyễn Trãi)

- Ông đồ (Vũ Đình Liên)

- Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

- Sang thu (Hữu Thỉnh)

- Thuốc đắng (Mai Văn Phấn)

- Mẹ Tơm (Tố Hữu)

- Tống biệt (Tản Đà)

- Truyện Kiều (Nguyễn Du)

- Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)

- ...

Kịch, chèo

- Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng)

- Ông Jourdain mặc lễ phục (Moliere)

- Quan Âm Thị Kính (chèo dân gian)

- Quẫn (Lộng Chương)

- Romeo và Juliet (W. Shakespeare)

- ...

Văn nghị luận

- Bài nghị luận xã hội: bàn về một vấn đề trong đời sống

- Bài nghị luận văn học: phân tích tác phẩm văn học

- Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)

- Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)

- Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

- Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)

- Đi bộ ngao du (Trích Emile hay về giáo dục - J. Rousseau)

- Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)

- Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

- ...

Văn bản thông tin

- Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem.

- Văn bản giải thích một hiện tượng xã hội hoặc văn bản giới thiệu quy trình tiến hành một thí nghiệm.

- Bản tin (báo in và báo mạng); văn bản tường trình, quảng cáo, bài phỏng vấn.

- ...

Môn ngữ văn lớp 9
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dàn ý phân tích tác phẩm thơ song thất lục bát? Chương trình môn Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Tiếng đàn mưa ngắn nhất? 4 yêu cầu đánh giá học sinh lớp 9 chi tiết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Cảnh ngày xuân chi tiết? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn thuyết minh về một di tích lịch sử lớp 9? Yêu cầu cần đạt trong nội dung thực hành viết lớp 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Sơn tinh Thủy tinh Ngữ văn lớp 9 ngắn nhất? 4 yêu cầu khi thực hiện đánh giá học sinh lớp 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện hay nhất? Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết tờ rơi quảng cáo lớp 9? Năng lực ngôn ngữ cần phải đại khi học môn Ngữ Văn lớp 9 ở cấp THCS như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thơ 8 chữ lớp 9 hay nhất? Môn Ngữ văn lớp 9 yêu cầu về phương pháp dạy viết ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga lớp 9 ngắn nhất? Quy định độ tuổi học sinh trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bạn Kim Kiều gặp gỡ ngắn nhất? Kiến thức văn học cần phải có khi học xong môn Ngữ văn lớp 9 ra sao?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 13931

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;