Hướng dẫn soạn bài danh từ, động từ và tính từ tiếng việt lớp 5?

Hướng dẫn các em soạn bài Danh từ, động từ và tính từ là gì tiếng việt lớp 5 chuẩn bị cho năm học mới

Hướng dẫn soạn bài danh từ, động từ và tính từ tiếng việt lớp 5?

Năm học mới đã bắt đầu, ngày 05 tháng 9 năm 2024. vừa quá thì hầu hết các trường trên cả nước đã tổ chức lễ khai giảng theo Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024, Bộ Giáo dục Đào tạo Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc.

Vì vậy khi chính thức bước vào năm học học sinh cần phải soạn bài trước khi đến lớp. Bài Danh từ, động từ và tính từ là gì Tiếng Việt lớp 5 là một trong những bài học đầu tiên mà các em học sinh lớp 5 được học.

Quý phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo như sau:

Hướng dẫn học bài danh từ, động từ và tính từ Tiếng Việt lớp 5

*Danh từ:

Khái niệm: Danh từ là những từ dùng để chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị.

Ví dụ:

Chỉ người: bạn, thầy, cô, bác sĩ, ...

Chỉ vật: bàn, ghế, sách, bút, nhà, ...

Chỉ hiện tượng: mưa, nắng, gió, sấm, chớp, ...

Chỉ khái niệm: tình yêu, hạnh phúc, tự do, ...

Chỉ đơn vị: cái, con, quả, lít, mét, ...

*Động từ:

Khái niệm: Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

Ví dụ:

Chỉ hành động: đi, chạy, nhảy, ăn, uống, học, ...

Chỉ trạng thái: ngồi, đứng, nằm, ngủ, sợ, vui, ...

*Tính từ:

Khái niệm: Tính từ là những từ dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, hoặc hành động.

Ví dụ:

Miêu tả màu sắc: đỏ, xanh, vàng, tím, ...

Miêu tả kích thước: lớn, nhỏ, cao, thấp, ...

Miêu tả tính chất: tốt, xấu, đẹp, xấu xí, thông minh, ngu ngốc, ...

*Cách phân biệt:

Danh từ: Thường trả lời cho câu hỏi: Cái gì? Ai?

Động từ: Thường trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Tính từ: Thường trả lời cho câu hỏi: Như thế nào?

Ví dụ:

Câu: Cô giáo viết bài lên bảng.

Cô giáo: Danh từ (chỉ người)

Viết: Động từ (chỉ hành động)

Lên: Động từ (chỉ hành động)

Bảng: Danh từ (chỉ vật)

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

>>> Xem thêm Soạn bài khái quát về tế bào Sinh học 10 Cánh Diều?

>>> Xem thêm Soạn bài sách giáo khoa Toán 10 Cánh Diều tập 1?

>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài Thanh âm của gió lớp 5?

>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài danh từ, động từ và tính từ tiếng việt lớp 5?

Hướng dẫn soạn bài danh từ, động từ và tính từ tiếng việt lớp 5?

Hướng dẫn soạn bài danh từ, động từ và tính từ tiếng việt lớp 5? (Hình từ Internet)

Môn Tiếng Việt lớp 5 có phải là môn ngữ văn hay không?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT dạy học môn ngữ văn lớp 5 có đặc điểm như sau:

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập.

Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Như vậy, có thể thấy rằng ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Xây dựng chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 như thế nào?

Căn cứ theo Mục II Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT xây dựng chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 như sau:

Chương trình môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:

[1] Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

[2] Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học.

Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

[3] Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.

[4] Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.

>>> TẢI VỀ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.

Các bài viết hay cùng chủ đề:

>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài Thi nhạc Tiếng Việt lớp 4?

>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài Tuổi ngựa lớp 5?

>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài Ngôi sao sân cỏ lớp 5?

>>> Xem thêm Soạn bài Tiếng hạt nảy mầm Tiếng Việt lớp 5?

>>> Xem thêm Soạn bài Bến sông tuổi thơ Tiếng Việt lớp 5 ra sao?

>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài 'Tôi đi học' lớp 8 cánh diều ngắn nhất?

Môn Tiếng Việt
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn học bài Cánh đồng hoa Tiếng Việt lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài danh từ, động từ và tính từ tiếng việt lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu câu trong Tiếng Việt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn học bài luyện từ và câu (Đại từ) Tiếng Việt lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn tả cô giáo lớp 5 ngắn gọn năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh từ chung là gì? Danh từ riêng là gì? Sự khác biệt giữa danh từ chung và danh từ riêng?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lời câu hỏi về Đại từ Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức: Những tên gọi của năm theo âm lịch là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 2109

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;