Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

Cụ thể về định hướng về nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của 3 môn Toán, Văn, Tiếng Anh ra sao?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chương trình giáo dục được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT.

Theo Điều 1 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT này như sau:

- Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm:

+ Chương trình tổng thể.

+ Các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

Đồng thời tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về lộ trình Chương trình giáo dục phổ thôn như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, trong năm học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học 2024-2025 sẽ áp dụng đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Từ đó, có thể thấy rằng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được giảng dạy ở tất cả các cấp học.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì? (Hình từ Internet)

Định hướng về nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ ra sao?

Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục tổng thể Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, định hướng về nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của 3 môn Toán, Văn, Tiếng Anh như sau:

*Giáo dục toán học

Giáo dục toán học góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học - biểu hiện tập trung của năng lực tính toán với các thành phần sau: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn. Giáo dục toán học tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM.

Giáo dục toán học được thực hiện ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,... trong đó Toán là môn học cốt lõi được học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.

Chương trình môn Toán được thiết kế theo cấu trúc tuyến tính kết hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. Nội dung giáo dục toán học được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản

Môn Toán giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Môn Toán giúp cho học sinh có cái nhìn tương đối tổng quát về toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của toán học trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có khả năng tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.

*Môn Ngữ văn

Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học có tên là Tiếng Việt, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, môn học có tên là Ngữ văn. Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản

Môn Ngữ văn (Tiếng Việt) giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học và hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Môn Ngữ văn củng cố các mạch nội dung của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học.

Ngoài ra, trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

* Môn Ngoại ngữ

Môn Ngoại ngữ giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ (ngoại ngữ) để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.

Học sinh phổ thông bắt buộc phải học một ngoại ngữ (gọi là Ngoại ngữ 1) và được tự chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (gọi là Ngoại ngữ 2) theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.

Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Cơ sở giáo dục có thể tổ chức học Ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục có khả năng đáp ứng.

Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, có thể tổ chức dạy học bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở bất kì lớp nào tuỳ theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.

Môn Ngoại ngữ phát triển toàn diện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nội dung giáo dục ngoại ngữ được xây dựng liền mạch từ giai đoạn giáo dục cơ bản đến giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp trên cơ sở tham chiếu các khung trình độ ngoại ngữ quốc tế và Việt Nam.

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục tổng thể Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT,

- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Chương trình giáo dục phổ thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 giáo dục vật lí được thực hiện ở ba cấp học thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các cấp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh các cấp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Năng lực tự chủ và tự học của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình lớp 10 mới nhất theo Thông tư 32 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tin học áp dụng cho học sinh lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
U20 là bao nhiêu tuổi? U20 học lớp mấy năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục tích hợp là gì? Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình lớp 10 mới 2024-2025 có những môn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn hoạt động trải nghiệm các cấp học là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 59
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;