Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Khi có nguy cơ bị bạo lực học đường hỗ trợ như thế nào?
- Nội dung tuyên truyền môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường như thế nào?
- Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về phòng chống bạo lực học đường?
Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH khi xảy ra bạo lực học đường cần phải xử lý như sau:
- Có biện pháp cô lập, khống chế kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường, không để đối tượng tiếp tục gây các hậu quả không mong muốn.
- Liên lạc, báo cáo ngay với cấp thẩm quyền để xử lý vụ việc theo quy định. Trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thông báo kịp thời với chính quyền hoặc cơ quan chức năng để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của nạn nhân. Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế đối với nạn nhân. Theo dõi, đánh giá và có biện pháp hỗ trợ thiết thực bảo vệ an toàn cho nạn nhân trong thời gian tiếp theo.
- Thông báo kịp thời với gia đình nạn nhân để phối hợp xử lý.
Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường? (Hình từ Internet)
Khi có nguy cơ bị bạo lực học đường hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định khi có nguy cơ bị bạo lực học đường hỗ trợ như sau:
- Phát hiện kịp thời học sinh, sinh viên có nguy cơ bị bạo lực học đường thông qua các biện pháp quản lý, theo dõi và các kênh thông tin.
- Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể đối với học sinh, sinh viên.
- Tổ chức gặp gỡ, tìm hiểu, cảnh báo đối với học sinh, sinh viên về nguy cơ bạo lực học đường có thể xảy ra. Tư vấn các biện pháp cần thiết để học sinh, sinh viên có thể phòng, tránh bạo lực học đường.
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, sinh viên và tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ học sinh, sinh viên có nguy cơ bị bạo lực học đường.
Nội dung tuyên truyền môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH các nội dung tuyên truyền môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường như sau:
- Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, truyền thống, lòng tự hào dân tộc. Các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục lối sống nhân ái, bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước. Gương cá nhân, tập thể thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường.
- Phản ánh tâm tư nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường hoặc hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội.
- Các nội dung kiến thức, kỹ năng về: Mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; trách nhiệm phát hiện, thông tin, tố giác hành vi bạo lực học đường; biện pháp, kỹ năng ngăn ngừa bạo lực học đường; kỹ năng can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân; kỹ năng phòng, chống xâm hại đối với cá nhân, kỹ năng tự bảo vệ mình trong môi trường xã hội và trên môi trường mạng.
- Phê phán những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ hoặc các hành vi bạo lực và bất bình đẳng giới trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Các nội dung nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên về: Chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ; đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị; không để bị kích động, lôi kéo tham gia hoạt động gây mất ổn định chính trị, an toàn xã hội.
Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về phòng chống bạo lực học đường?
Theo Điều 13 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về phòng chống bạo lực học đường như sau:
- Tích cực, tự giác, trách nhiệm trong việc học tập, nâng cao trình độ, nhận thức về hành vi bạo lực học đường;
- Tham gia các học động để phòng ngừa hành vi bạo lực học đường;
- Trợ giúp khi phát hiện hành vi bạo lực học đường trong nhà trường;
- Chủ động phát hiện, báo cáo kịp thời với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghệp về các trường hợp bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.
- Trường Đại học Nguyễn Huệ còn được gọi là? 3 yêu cầu cần có trong tuyển sinh đại học là gì?
- Gokids phần mềm giáo dục gì? Tính năng nổi bật của Gokids phần mềm giáo dục ra sao?
- Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
- Cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
- Top mẫu Đề thi cuối kì 1 GDCD 7 năm 2024 2025? Ngôn ngữ chữ viết đối với học sinh cấp 2 được quy định ra sao?
- Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12? Các thiết bị nào dùng để thực hành dạy học môn Sinh học lớp 12?
- Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án? Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học?
- WWW là gì? WWW ra đời năm nào? Học sinh ở lớp mấy thì bắt đầu học môn Tin học?
- Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
- Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5 đi kèm đáp án? Môn Tiếng Anh lớp 5 có những kiến thức ngôn ngữ gì?