Trả lời câu hỏi về Đại từ Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức?
Trả lời câu hỏi về Đại từ Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức?
Gợi ý đáp án trả lời câu hỏi về Đại từ Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức như sau:
Câu hỏi 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào?
a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.
b. Cây tre này cao và thẳng. Các cây kia cũng thế.
c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương" của các cô bác nông dân.
Lời giải chi tiết:
a. “Vậy” thay thế cho từ “vàng óng”.
b. “Thế” thay thế cho “cao và thẳng”.
c. “Đó” thay thế cho “cánh đồng vàng rộm”.
Câu hỏi 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi?
Lời giải chi tiết:
a. Từ được dùng để hỏi: đó
b. Từ được dùng để hỏi: đâu
c. Từ được dùng để hỏi: nào
Câu hỏi 3 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Đọc câu chuyện dưới dây và trả lời câu hỏi. (Trang 21 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức)
a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để làm gì?
b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?
Lời giải chi tiết:
a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để xưng hô.
b.
- Từ chỉ người nói: Ta, tớ
- Từ chỉ người nghe: Bạn, cậu
Câu hỏi 4 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ.
Lời giải chi tiết:
Tớ xin lỗi vì đã kiêu ngạo như vậy!
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Trả lời câu hỏi về Đại từ Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức? (Hình từ Internet)
Kiến thức môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 có những nội dung nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kiến thức môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 có những nội dung sau:
- Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài
- Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
- Vốn từ theo chủ điểm
- Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác
- Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”
- Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng
- Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.
- Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng
- Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng
- Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu); dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)
- Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: đặc điểm và tác dụng
- Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác dụng
- Kiểu văn bản và thể loại
+ Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một truyện kể
+ Bài văn tả người, phong cảnh
+ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện
+ Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội
+ Bài văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên, bài giới thiệu sách hoặc phim, báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...)
- Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).
(2) Kiến thức văn học cho học sinh lớp 5 có những nội dung sau:
- Chủ đề
- Kết thúc câu chuyện
- Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng
- Chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ
- Nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại
Ngoài ra, ngữ liệu sử dụng cho học sinh lớp 5 theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT gồm:
* Văn bản văn học
- Truyện dân gian, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng; đoạn (bài) văn miêu tả
- Bài thơ, đoạn thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ
- Kịch bản văn học
Độ dài của văn bản: truyện và kịch bản khoảng 300 - 350 chữ, bài miêu tả khoảng 200 - 250 chữ, thơ khoảng 110 - 130 chữ
* Văn bản thông tin
- Văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên.
- Văn bản giới thiệu sách, phim
- Chương trình hoạt động; quảng cáo
Độ dài của văn bản: khoảng 230 chữ
Danh mục sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức mới nhất ra sao?
Căn cứ Danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ 1 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 392/QĐ-BGDĐT năm 2024, danh mục sách giáo khoa Kết nối tri thức môn Tiếng Việt lớp 5 mới nhất gồm:
TT | Tên sách | Tác giả | Tổ chức, cá nhân[1] | Đơn vị liên kết[2] |
1. | Tiếng Việt 5 | Tập 1: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Đỗ Hồng Dương, Nguyễn Lê Hằng, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Trần Kim Phượng. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam | |
Tập 2: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Oanh, Đặng Thị Hảo Tâm. |
[1] Tổ chức, cá nhân đăng ký, đề nghị thẩm định sách giáo khoa năm 2023.
[2] Phối hợp, liên kết với tổ chức, cá nhân trong việc biên soạn, đăng ký, đề nghị thẩm định sách giáo khoa năm 2023.
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?