Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học?

Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học gồm những thiết bị gì?

Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học?

Căn cứ tại Danh mục trang thiết bị thiết yếu cho Phòng y tế học đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định 1221/QĐ-BYT năm 2008 thì danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học như sau:

TT

TÊN TRANG THIẾT BỊ

ĐƠN VỊ

SỐ LƯỢNG

I. TRANG THIẾT BỊ CƠ BẢN CHO PHÒNG Y TẾ



1

Giường bệnh nhân

cái

1 - 5

2

Tủ đầu giường

cái

1 - 5

3

Bàn khám bệnh

cái

1

4

Đèn khám bệnh

cái

1 - 2

5

Huyết áp kế người lớn và trẻ em

cái

2

6

Ống nghe bệnh

cái

1 - 2

7

Nhiệt kế y học 42ºC

cái

5

8

Cân trọng lượng 120kg có thước đo chiều cao

cái

1

9

Thước dây 1,5 mét

cái

1

10

Bàn để dụng cụ

cái

2

11

Găng tay y tế

đôi

50 - 100

12

Cồn Iode 0,5% - 100ml

lọ

1

13

Xà phòng rửa tay

bánh

1

14

Cồn sát trùng 70 độ - 60ml

lọ

5

15

Bàn, ghế làm việc

bộ

1 - 4

16

Tủ lạnh 120 lít

cái

1

17

Ghế tựa

cái

2 - 4

18

Tủ đựng hồ sơ

cái

1

19

Bảng viết

cái

1

20

Bếp điện

cái

1

21

Lò sưởi điện

cái

1

22

Nồi luộc dụng cụ

cái

1

23

Lò hấp khô

cái

1

24

Kẹp dụng cụ hấp sấy

cái

1

25

Thùng đựng nước có vòi

cái

1

26

Hộp hủy kim tiêm an toàn

cái

1

27

Chậu rửa inox

cái

1

28

Thùng đựng rác có nắp

cái

1

29

Các bộ nẹp chân, tay

bộ

5

30

Garo cho tiêm truyền và garo cầm máu

cái

5 - 10

31

Bông, gạc y tế

gói

20

32

Cáng tay

cái

1

33

Băng vết thương y tế

cuộn

10

34

Tủ đựng thuốc và dụng cụ theo quy định

cái

1

35

Bơm tiêm nhựa dùng 1 lần, các loại 5ml, 10ml

cái

50

36

Túi chườm nóng lạnh

cái

1 - 2

37

Khay đựng dụng cụ nông

cái

1 - 2

38

Kẹp lấy dị vật trong mắt

cái

2

39

Bảng thử thị lực

cái

1

40

Đèn pin, pin

cái

1 - 2

41

Đè lưỡi bằng gỗ hoặc inox

cái

20

42

Bộ khám răng (khay quả đậu, gương, gắp…)

bộ

1 - 2

43

Băng dính y tế

cuộn

2

44

Sonde hậu môn

cái

1

45

Bô tròn

cái

1 - 2

46

Vịt đái nữ

cái

1 - 2

47

Vịt đái nam

cái

1 - 2

II. TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ THỂ BỔ SUNG TÙY QUY MÔ CỦA PHÒNG Y TẾ



Hồi sức cấp cứu

48

Bộ dụng cụ rửa dạ dày

bộ

1

49

Bốc tháo thụt, dây dẫn

cái

1

50

Bộ bóp bóng hồi sức

bộ

1

Nội khoa

51

Khay quả đậu 475 ml thép không gỉ

cái

1 - 2

52

Hộp hấp bông gạc hình trống

cái

1 - 2

53

Hộp hấp dụng cụ có nắp

cái

1 - 2

54

Cốc đựng dung dịch 500ml có chia độ

cái

1 - 2

Ngoại khoa

55

Kẹp phẫu tích không mấu

cái

1 - 2

56

Kẹp Korcher có mấu và khóa hãm

cái

1 - 2

57

Kéo thẳng tù 145mm

cái

1 - 2

58

Kéo cong nhọn/nhọn 145mm

cái

1 - 2

59

Cán dao số 4

cái

1 - 2

60

Lưỡi dao mổ số 21 - hộp 5 lưỡi

hộp

1 - 2

61

Kéo cắt bông gạc

cái

1 - 2

62

Kẹp kim Mayo 200mm

cái

1 - 2

63

Chỉ lin khâu ngoại khoa

cuộn

1 - 2

64

Kim khâu da ngoại khoa

chiếc

5 - 10

Mắt

65

Kính lúp 2 mắt

cái

1

66

Bảng đo thị lực

cái

1

67

Bộ thử thị giác mầu

bộ

1

Tai - Mũi - Họng

68

Kẹp dùng cho khám tai mũi họng

cái

1 - 2

69

Máy khí dung

cái

1

Răng hàm mặt

70

Ghế răng đơn giản

cái

1

71

Kìm nhổ răng trẻ em (cho trường hợp nhổ đơn giản)

cái

2

72

Bộ lấy cao răng bằng tay

bộ

1 - 2

73

Bộ dụng cụ hàn sâu răng ngà đơn giản

bộ

1 - 2

III. TÚI Y TẾ CƠ ĐỘNG



74

Nhiệt kế y học 42ºC

cái

1

75

Bơm tiêm nhựa dùng 1 lần, các loại 5ml, 10ml

cái

3

76

Đè lưỡi bằng gỗ hoặc inox

cái

3

77

Đèn pin, pin

cái

1

78

Bông, gạc y tế

gói

2

79

Băng vết thương y tế

cuộn

2

80

Các bộ nẹp chân, tay

bộ

2

81

Kẹp phẫu tích không mấu

cái

1

82

Kéo thẳng tù 145mm

cái

1

83

Túi đựng dụng cụ, có ngăn và dây đeo

cái

1

84

Túi y tế

cái

1

Theo đó, căn cứ vào Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học xây dựng danh mục trang thiết bị y tế dùng trong phòng y tế học đường của đơn vị mình.

Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học?

Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học? (Hình từ Internet)

Phòng y tế trường tiểu học phải đảm bảo tiêu chuẩn nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT thì phòng y tế trường tiểu học phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh;

- Phòng y tế được trang bị tối thiểu:

+ 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay;

+ Một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định tại Quyết định 1221/QĐ-BYT năm 2008.

- Có sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT; sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo mẫu số 01 và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.

Nhân viên y tế trường tiểu học phải đảm bảo các tiểu chuẩn gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT thì nhân viên y tế trường tiểu học phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương, các trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT hoặc ký hợp đồng với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh;

- Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định;

- Nhân viên y tế trường học có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường học phân công.

Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường tiểu học ra sao?

Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT thì việc tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường tiểu học như sau:

- Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên.

- Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.

- Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.

- Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

- Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.

- Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.

- Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh.

- Thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo.

- Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.

- Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.

Y tế trường học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
TPHCM: Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh, báo cáo hiện trạng sức khoẻ học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình xử lý và tổ chức tiêm chủng vắc xin dịch bệnh Sởi tại các cơ sở giáo dục TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác y tế trường đại học là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở GDĐT TP HCM khẩn trương triển khai phòng, chống dịch bệnh Sởi trong các cơ sở giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bằng y sĩ trung cấp có được làm nhân viên y tế trường học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng y tế trường học phải đảm bảo tiêu chuẩn nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;