Tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh THCS lấy từ nguồn nào?

Quy định nội dung chi tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trường trung học cơ sở từ nguồn tiền BHYT trích lại như thế nào? Cụ thể văn bản pháp luật quy định về vấn đề này.

Tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh THCS lấy từ nguồn nào?

Trong các vấn đề về công tác y tế trường học cụ thể trường hợp này là công tác y tế trong trường trung học cơ sở sẽ được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT như sau:

Kinh phí thực hiện
1. Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học bao gồm:
a) Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị;
b) Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Kinh phí thực hiện cho công tác y tế trường học phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được áp dụng theo các quy định hiện hành.

Như vậy, có thể thấy rằng kinh phí để thực hiện các công tác y tế của trường trung học cơ sở sẽ có nguồn từ sự nghiệp y tế và nguồn bảo hiểm y tế học sinh.

Đồng thời đối chiếu lại với quy định tại Điều 34 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế có quy định điều kiện và nội dung chi cũng như việc thanh quyết toán kinh phí khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu mà trường THCS cần phải đáp ứng như sau:

[1] Trường trung học cơ sở (Cơ sở giáo dục) có ít nhất một người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;

[2] Trường trung học cơ sở (Cơ sở giáo dục) có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập, làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

* Lưu ý: việc cấp kinh phí từ quỹ bảo hiểm y tế để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu chỉ áp dụng cho trường trung học cơ sở (cơ sở giáo dục) quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Trừ trường hợp cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 19 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

*Khi xem xét cấp kinh phí ngoài điều kiện thì cơ quan xem xét cấp kinh phí cho trường trung học cơ sở còn phải dựa theo những nội dung chi sau đây:

{1} Chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên, các đối tượng do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích hoặc các trường hợp bệnh thông thường trong thời gian học, làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

{2} Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tủ tài liệu quản lý hồ sơ sức khỏe tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

{3} Chi mua văn phòng phẩm phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

* Việc thanh toán, quyết toán kinh phí khi trường trung học cơ sở được cấp kinh phí sẽ như sau:

(1) Đối với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế tại cơ sở và quyết toán với đơn vị quản lý cấp trên theo quy định hiện hành;

(2) Đối với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí của cơ sở và quyết toán với đơn vị cấp trên (nếu có);

(3) Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện mở sổ kế toán riêng để phản ánh việc tiếp nhận kinh phí, sử dụng kinh phí, không tổng hợp vào quyết toán chi phí của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế;

(4) Đối với cơ quan, đơn vị khác thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế của cơ quan, đơn vị và quyết toán với cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực thuộc (nếu có) hoặc cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định hiện hành.

**Lưu ý: Trường trung học cơ sở được cấp kinh phí chi cho khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP này có trách nhiệm sử dụng cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, không được sử dụng vào các mục đích khác.

Số kinh phí được cấp đến cuối năm chưa sử dụng hết, được chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục sử dụng, không phải quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, hiểu đơn giản rằng nội dung chi tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trung học cơ sở từ nguồn tiền BHYT, trước hết thì nhà trường phải thực hiện đúng và đáp ứng đủ điều kiện cũng như phù hợp với các nội dung chi.

Lúc này mới có thể được cấp kinh phí từ quỹ bảo hiểm y tế để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Trường trung học cơ sở chi tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh THCS từ nguồn tiền BHYT hiện nay tại các văn bản nào?

Tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh THCS lấy từ nguồn nào? (Hình từ Internet)

Công tác y tế của trường trung học cơ sở về phòng học sẽ phải đảm bảo được những điều kiện nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, thì công tác y tế của trường trung học cơ sở về phòng học sẽ phải đảm bảo được những điều kiện như sau:

* Phòng học

- Đối với trường trung học cơ sở; lớp trung học cơ sở: đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại mục 5.2 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8794: 2011) ban hành kèm theo Quyết định 2585/QĐ-BKHCN năm 2011 cụ thể như sau:

** Khối phòng học

- Khối phòng học gồm các phòng học và phòng học bộ môn.

CHÚ THÍCH: Phòng học bộ môn là phòng học được trang bị, lắp đặt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ phù hợp để dạy học, chuyên dùng cho một môn học hoặc một số môn học khác nhau. Phòng học bộ môn vừa là phòng học vừa là phòng thí nghiệm, thực hành (cả lý thuyết và thực nghiệm).

- Số phòng học được xây dựng tương ứng với số lớp học (2 buổi/ngày) của trường. Diện tích phòng học được xác định trên cơ sở chỉ tiêu diện tích cho một học sinh, số học sinh và diện tích tối thiểu cần sắp đặt các phương tiện và thiết bị dạy học.

- Số lượng phòng học bộ môn xác định trên cơ sở chương trình và kế hoạch giáo dục do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Đối với mỗi môn học, số phòng học bộ môn được tính từ tổng số tiết học có thí nghiệm, thực hành của tất cả các khối lớp.

- Phòng học bộ môn được sử dụng để dạy các tiết học có tiến hành thí nghiệm, thực hành.

CHÚ THÍCH: Đối với các trường có điều kiện có thể xây dựng thêm các phòng thí nghiệm, thực hành để làm các thí nghiệm có liên quan đến bài học.

- Tiêu chuẩn diện tích phòng học và và phòng học bộ môn được quy định trong Bảng 2.

Tiêu chuẩn diện tích phòng học

- Đối với trường trung học phổ thông có bố trí các phòng thực hành, lao động cần đảm bảo các chỉ tiêu diện tích từ 1,5 m2 đến 2,0 m2 cho một học sinh. Riêng các xưởng thực hành kỹ thuật chuyên dụng (xưởng may, xưởng mộc, xưởng cơ khí, xưởng điện) thì chỉ tiêu diện tích từ 3,0 m2 đến 6,0 m2 cho một học sinh.

CHÚ THÍCH: Diện tích các phòng nêu trên trên được tính toán trên cơ sở số lượng học sinh trong một tiết học. Có thể kết hợp với các trung tâm đào tạo nghề tại địa phương.

- Chiều rộng phòng học và phòng học bộ môn không nhỏ hơn 7,20 m. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng phòng học bộ môn không lớn hơn 2.

- Phòng học bộ môn phải có phòng chuẩn bị có diện tích từ 12 m2 đến 27 m2 được bố trí liền kề, có cửa liên thông với phòng học bộ môn.

- Kích thước bàn ghế phù hợp với quy định trong TCVN 7490. Chiều cao bàn dành cho học sinh khuyết tật từ 700 mm đến 750 mm; chiều cao ghế từ 400 mm đến 500 mm.

Phía dưới mặt bàn không được có bề mặt sắc nhọn hoặc thô ráp và có khoảng không gian phía dưới đầu gối và chỗ để chân cho học sinh sử dụng xe lăn tiếp cận với các thiết bị.

- Khoảng cách bố trí bàn ghế trong phòng học được quy định phù hợp với TCVN 7491.

CHÚ THÍCH: Chỗ ngồi cho học sinh khuyết tật nên bố trí ở phía trên, gần cửa ra vào phòng học.

Hệ thống trang thiết bị phải phù hợp với tầm với của học sinh khuyết tật: tầm với đứng tối đa là 1,20 m; tầm với tối đa phía trước có vật cản là 0,4 m; tầm với ngang sang hai bên không có vật cản là 0,5 m.

Trong phòng học có học sinh khuyết tật không nên bố trí bục giảng.

- Bàn, ghế phòng học bộ môn vật lí, hoá học, sinh học, công nghệ là loại chuyên dùng, đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của bộ môn.

- Chiều cao từ mặt sàn đến mép dưới của bảng không nhỏ hơn 0,8 m và không lớn hơn 1,0 m.

CHÚ THÍCH: Nếu điều kiện cho phép, cần thiết kế bảng có thể di chuyển lên xuống theo phương thẳng đứng để phù hợp với đối tượng học sinh là người khuyết tật. Độ cao của mép dưới bảng không nhỏ hơn 0,40 m.

- Phòng học phải thiết kế có hai cửa ra vào, một cửa bố trí ở đầu lớp, một cửa bố trí ở cuối lớp.

- Cửa đi phải thiết kế hai cánh, có chiều rộng không nhỏ hơn 1,0 m và mở ra phía hành lang.

CHÚ THÍCH: Trường hợp lớp học hòa nhập cho học sinh khuyết tật, chiều rộng thông thủy cửa đi không nhỏ hơn 1,20 m.

Trong công tác y tế của trường trung học cơ sở thì vệ sinh trường học được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT có định nghĩa về vệ sinh trường học như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vệ sinh trường học là các điều kiện bảo đảm về môi trường, cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị, chế độ vệ sinh dạy học, học tập, tập luyện thể dục, thể thao và chăm sóc sức khỏe trong các trường học.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì vệ sinh trường học được hiểu là các điều kiện bảo đảm về môi trường, cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị, chế độ vệ sinh dạy học, học tập, tập luyện thể dục, thể thao và chăm sóc sức khỏe trong trường trung học cơ sở.

Y tế trường học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh THCS lấy từ nguồn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng y tế tại trường học phải đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
TPHCM: Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh, báo cáo hiện trạng sức khoẻ học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình xử lý và tổ chức tiêm chủng vắc xin dịch bệnh Sởi tại các cơ sở giáo dục TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác y tế trường đại học là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở GDĐT TP HCM khẩn trương triển khai phòng, chống dịch bệnh Sởi trong các cơ sở giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bằng y sĩ trung cấp có được làm nhân viên y tế trường học không?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 44

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;