Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học?
Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học?
Ngày 29/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 4858/BGDĐT-GDTC năm 2024 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học.
Trong đó, nhằm chủ động các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, kiểm soát nguy cơ mắc, lây lan dịch bệnh trong đó có bệnh tay chân miệng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học như sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa dịch bệnh cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục bằng các hình thức phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em mầm non, học sinh.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và thực hiện nghiêm các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh như:
+ Bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng tại các lớp học;
+ Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch,...
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và cơ quan chức năng tại địa phương chỉ đạo công tác phòng, chống dịch;
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ em mầm non, học sinh để phát hiện kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và thông báo cho cơ sở y tế địa phương phối hợp xử lý, không để dịch lây lan trong trường học;
- Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh khi bước vào năm học mới 2024-2025.
Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học? (Hình từ Internet)
Trường học cần phải đảm bảo các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT trường học cần phải đảm bảo các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế như sau:
Phòng y tế trường học
- Trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh;
- Phòng y tế của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh.
- Đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi;
- Có sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT; sổ theo dõi sức khỏe học sinh và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.
Nhân viên y tế trường học
- Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương, các trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định tại Điểm này hoặc ký hợp đồng với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh;
- Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định;
- Nhân viên y tế trường học có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện theo quy định và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường học phân công.
Kinh phí thực hiện công tác y tế trường học từ đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT như sau:
Kinh phí thực hiện
1. Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học bao gồm:
a) Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị;
b) Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Kinh phí thực hiện cho công tác y tế trường học phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được áp dụng theo các quy định hiện hành.
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học bao gồm:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị;
- Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?