Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học thế nào?

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học thế nào?

Ngày 29/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 4858/BGDĐT-GDTC năm 2024 Tải về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học.

Theo đó, nhằm chủ động các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ mắc, lây lan dịch bệnh sởi, ho gà, tay chân miệng và các bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường hô hấp đối với trẻ em mầm non, học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) yêu cầu các Sở GDĐT tăng cường thực hiện một số nhiệm vụ sau:

(1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa dịch bệnh cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục bằng các hình thức phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em mầm non, học sinh.

Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và thực hiện nghiêm các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh như: bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng tại các lớp học; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch,...

(2) Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và cơ quan chức năng tại địa phương chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ em mầm non, học sinh để phát hiện kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và thông báo cho cơ sở y tế địa phương phối hợp xử lý, không để dịch lây lan trong trường học; chuẩn bị các điều kiện tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh khi bước vào năm học mới 2024-2025.

(3) Tiếp tục tuyên truyền, vận động cha mẹ, gia đình đưa trẻ em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Phối hợp thực hiện rà soát, kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học theo hướng dẫn tại Kế hoạch 980/KH-BYT-BGDĐT năm 2023 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học thế nào?

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học thế nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức rà soát, cập nhật tiền sử tiêm chủng cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2 Muc 4 Kế hoạch 980/KH-BYT-BGDĐT năm 2023, tổ chức rà soát, cập nhật tiền sử tiêm chủng trẻ em mầm non, học sinh tiểu học như sau:

- Các Trạm y tế tiếp nhận hồ sơ thông tin tiền sử tiêm chủng của trẻ do các cơ sở giáo dục trên địa bàn cung cấp.

- Thực hiện rà soát hồ sơ và cập nhật dữ liệu tiêm chủng của trẻ trên Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

- Thông báo danh sách trẻ cần nộp bổ sung hồ sơ tiêm chủng, danh sách trẻ cần tiêm chủng bù liều các vắc xin trong Chương trình TCMR đến các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn đã thực hiện rà soát.

Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học sẽ phản hồi đến cha mẹ/người chăm sóc về kết quả rà soát tiền sử tiêm chủng của trẻ.

- Đối với trẻ được xác định chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi vắc xin: nhà trường phối hợp truyền thông, vận động cha mẹ/người chăm sóc đưa trẻ đi tiêm chủng bù liều đầy đủ theo quy định.

Nếu trẻ tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng dịch vụ thì đề nghị đơn vị tiêm chủng dịch vụ cung cấp minh chứng thông tin để cha mẹ/người chăm sóc trẻ nộp lại nhà trường.

Nếu sử dụng vắc xin trong Chương trình TCMR thì cha mẹ/người chăm sóc trẻ đăng ký với cơ sở giáo dục.

- Cơ sở giáo dục sẽ gửi lại Trạm y tế danh sách các trẻ có phụ huynh chấp thuận tiêm chủng bù liều để Trạm y tế có cơ sở lập kế hoạch buổi tiêm chủng.

Thông tin về các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng cần rà soát lịch tiêm chủng.

Năm học 2024 2025 kéo dài bao lâu?

Căn cứ Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương
1. Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
5. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

Theo đó, năm học 2024 2025 kéo dài 35 tuần thực học (trong đó, học kỳ 1 có 18 tuần, học kỳ 2 có 17 tuần).

Y tế trường học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
TPHCM: Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh, báo cáo hiện trạng sức khoẻ học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình xử lý và tổ chức tiêm chủng vắc xin dịch bệnh Sởi tại các cơ sở giáo dục TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác y tế trường đại học là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở GDĐT TP HCM khẩn trương triển khai phòng, chống dịch bệnh Sởi trong các cơ sở giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bằng y sĩ trung cấp có được làm nhân viên y tế trường học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng y tế trường học phải đảm bảo tiêu chuẩn nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;