Quy trình xử lý và tổ chức tiêm chủng vắc xin dịch bệnh Sởi tại các cơ sở giáo dục TPHCM?
Quy trình xử lý và tổ chức tiêm chủng vắc xin dịch bệnh Sởi tại các cơ sở giáo dục TPHCM ra sao?
Ngày 4/9/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã ban hành Công Văn 5528/SGDĐT-CTTT năm 2024 về quy trình xử lý và tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh Sởi tại các cơ sở giáo dục.
Theo đó, nhằm kịp thời phòng, chống dịch Sởi tại các cơ sở giáo dục trong năm học mới, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ trưởng các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
- Về xử lý ca mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh Sởi tại trường học Triển khai thực hiện Quy trình xử lý ca mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh Sởi tại trường học nêu tại Công văn 8716/SYT-NVY năm 2024 của Sở Y tế về việc chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch Sởi tại các trường học.
- Phối hợp ngành y tế tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh Sởi
+ Đối tượng: trẻ em và học sinh từ 1 đến 5 tuổi và từ 6 đến 10 tuổi đang theo học tại cơ sở giáo dục, chưa đủ 02 mũi vắc xin chứa thành phần Sởi hoặc chưa rõ tiền sử tiêm chủng.
+ Thời gian - địa điểm: Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp Trung tâm Y tế xây dựng kế hoạch tiêm tại địa phương
>> Xem Công Văn 5528/SGDĐT-CTTT năm 2024:
Quy trình xử lý và tổ chức tiêm chủng vắc xin dịch bệnh Sởi tại các cơ sở giáo dục TPHCM? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện xử lý và tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh Sởi?
Căn cứ Mục 3 Công Văn 5528/SGDĐT-CTTT năm 2024, tổ chức thực hiện xử lý và tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh Sởi như sau:
(1) Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện và thành phố Thủ Đức
- Lập danh sách trẻ em và học sinh từ 1 đến 5 tuổi và từ 6 đến 10 tuổi đang theo học tại cơ sở giáo dục chưa tiêm đủ mũi hoặc chưa rõ tiền sử tiêm chủng.
- Phối hợp ngành Y tế địa phương tổ chức tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh Sởi cho trẻ em và học sinh đang theo học tại trường và thuộc đối tượng tiêm chủng, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm.
- Báo cáo số lượng trẻ trong đối tượng tiêm về Sở Giáo dục và Đào tạo trước 17g00, ngày 07/09/2024 qua đường dẫn https://bit.ly/baocaoSoi2024, báo cáo số liệu tiêm chủng thông qua đường dẫn nêu trên sau mỗi ngày tổ chức tiêm.
(2) Cơ sở giáo dục
- Thống kê, lập danh sách học sinh thuộc đối tượng tiêm chủng, báo cáo số liệu về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Phối hợp trạm y tế địa phương tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi cho trẻ em và học sinh đang theo học tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ gửi giấy mời do trạm y tế địa phương cung cấp đến cha mẹ học sinh/người giám hộ để mời cho trẻ chưa tiêm đủ/chưa rõ tiền sử tiêm chủng; tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền đến cha mẹ học sinh về việc tiêm chủng vắc xin, đảm bảo sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện cho học sinh tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi để phòng, chống dịch bệnh.
Nhà trường cần thực hiện các hoạt động nào để quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh?
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT nhà trường cần thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh bao gồm như sau:
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên.
- Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.
- Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
- Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.
- Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.
- Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh.
- Thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo.
- Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định.
- Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
- Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?
- Tuyển tập thơ về chủ đề cho bé mầm non? Bé mầm non mấy tuổi?
- Top 3 mẫu viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 8 hay nhất? Yêu cầu cần đạt phần quy trình viết lớp 8 thế nào?
- Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Top 5 mẫu bài nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Học sinh lớp 12 phải đạt kiến thức văn học như thế nào?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9? Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học?
- 4 Lí do học thuyết giá trị thặng dư được coi là Hòn đá tảng? Đối tượng nào bắt buộc học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?
- Đề thi IOE cấp trường lớp 5 có đáp án? Kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh cần có ở cấp tiểu học là gì?