Cách viết báo cáo thảo luận nhóm lớp 4 đầy đủ nhất? Định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm lớp 4 bao nhiêu?

Hướng dẫn học sinh lớp 4 các cách viết báo cáo thảo luận nhóm cập nhật mới nhất? Định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm lớp 4 bao nhiêu?

Cách viết báo cáo thảo luận nhóm lớp 4 đầy đủ nhất?

Viết báo cáo thảo luận nhóm là một kỹ năng quan trọng giúp học sinh tổng kết và trình bày kết quả của buổi thảo luận. Dưới đây là hướng dẫn cách viết báo cáo thảo luận nhóm học sinh có thể tham khảo!

1. Tiêu đề:

- Đặt tiêu đề rõ ràng, rành mạch, ví dụ: "Báo cáo thảo luận nhóm về chủ đề [Tên báo cáo]".

2. Phần mở đầu:

- Gửi báo cáo đến ai (ví dụ: giáo viên chủ nhiệm).

- Giới thiệu ngắn gọn về mục đích của buổi thảo luận.

3. Phần chính:

- Thời gian và địa điểm: Ghi rõ thời gian và địa điểm diễn ra buổi thảo luận.

- Thành phần tham gia: Liệt kê các thành viên tham gia buổi thảo luận.

- Nội dung thảo luận: Mô tả chi tiết các vấn đề đã được thảo luận, ý kiến của các thành viên, và các quyết định hoặc kết luận đã đạt được.

4. Phần kết:

- Tóm tắt lại các kết quả chính của buổi thảo luận.

- Đề xuất hoặc kế hoạch hành động tiếp theo (nếu có).

5. Chữ ký:

- Chữ ký và tên của người viết báo cáo.

Các yêu cầu của báo cáo thảo luận nhóm:

1. Thể hiện rõ ràng và cụ thể: Báo cáo cần được viết một cách rõ ràng, dễ hiểu và cụ thể về các nội dung đã thảo luận.

2. Đầy đủ thông tin: Các thông tin cần thiết như thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung thảo luận và kết quả đạt được phải đc thể hiện trong báo cáo.

3. Trình bày logic: Các phần của báo cáo cần được sắp xếp theo một trình tự logic, dễ theo dõi.

4. Chính xác: Các thông tin và số liệu trong báo cáo phải chính xác và trung thực.

Lưu ý: Nội dung cách viết báo cáo thảo luận nhóm lớp 4 chỉ mang tính chất tham khảo!

Cách viết báo cáo thảo luận nhóm lớp 4 đầy đủ nhất? Định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm lớp 4 bao nhiêu?

Cách viết báo cáo thảo luận nhóm lớp 4 đầy đủ nhất? Định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm lớp 4 bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm lớp 4 bao nhiêu?

Căn cứ Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèn theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có quy định:

Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm lớp 4 là 23 tiết mỗi tuần.

Các nhiệm vụ riêng của giáo viên chủ nhiệm lớp 4 là gì?

Theo Điều 27 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT các nhiệm vụ riêng của giáo viên chủ nhiệm lớp 4 bao gồm:

- Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.

- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt.

- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.

- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

Môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn kể lại một việc tốt em đã làm lớp 4? Học sinh lớp 4 học mấy môn bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn thuật lại một sự việc lớp 4? Đánh giá học sinh lớp 4 dựa vào văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết báo cáo thảo luận nhóm lớp 4 đầy đủ nhất? Định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm lớp 4 bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc lớp 4? Giáo viên môn Tiếng Việt lớp 4 phải có bằng cấp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 7 mẫu bài viết đoạn văn về nhân vật mà em yêu thích lớp 4 ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình ngắn gọn? Quy trình lựa chọn sách giáo khoa thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn tả vật nuôi trong nhà lớp 4 mới nhất? Kĩ năng viết chiếm bao nhiêu thời lượng môn Tiếng Việt lớp 4?
Hỏi đáp Pháp luật
Kể lại truyện Trí khôn của ta đây bằng lời văn của em lớp 4? Học sinh lớp 4 là bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Kể lại câu chuyện Cô bé Lọ Lem ngắn gọn lớp 4? Các phương pháp đánh giá học sinh lớp 4?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn về lòng dũng cảm lớp 4? Đánh giá học sinh lớp 4 theo Thông tư nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 182

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;