Mẫu đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Danh dự của con người lớp 8? Muốn học thêm Ngữ văn lớp 8 phải làm gì?

Tham khảo mẫu đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội danh dự của con người lớp 8 cập nhật mới nhất?

Mẫu đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Danh dự của con người lớp 8?

Viết đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là một trong số các nội dung học sinh được học ở môn Ngữ văn lớp 8. Dưới đây là một số đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Danh dự của con người:

Mẫu 1: Ý kiến về danh dự của con người qua câu nói "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất"

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất". Quảng đúng như vậy, danh dự là một giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải giữ gìn danh dự của mình. Danh dự không chỉ là sự tôn trọng từ người khác mà còn là sự tự trọng của chính bản thân. Khi chúng ta sống có danh dự, chúng ta sẽ được mọi người tin tưởng và kính trọng. Ngược lại, nếu chúng ta đánh mất danh dự, chúng ta sẽ mất đi niềm tin và sự tôn trọng từ người khác. Vì vậy, mỗi học sinh cần phải luôn trung thực, ngay thẳng và biết giữ gìn danh dự của mình trong học tập và cuộc sống hàng ngày.

Mẫu 2: Ý kiến về danh dự của con người qua câu nói "Chết mà danh lưu truyền cho hậu thế thì ta nên chết. Sống mà chuốc lấy ô danh thì thà chết còn hơn"

"Chết mà danh lưu truyền cho hậu thế thì ta nên chết. Sống mà chuốc lấy ô danh thì thà chết còn hơn" câu nói này của Nguyễn Thái Học trong bối cảnh đấu tranh chống lại thực dân Pháp, không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của danh dự và lòng tự trọng của con người. Nguyễn Thái Học cho rằng, sống mà không có danh dự thì không đáng sống. Quả đúng như vậy danh dự là giá trị cao quý nhất của con người, và việc giữ gìn danh dự là điều thiêng liêng. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải sống sao cho xứng đáng với lòng tin và sự kính trọng của người khác. Nếu phải đối mặt với những tình huống khó khăn, chúng ta nên giữ vững lòng tự trọng và danh dự, ngay cả khi phải hy sinh.

Mẫu 3: Ý kiến về danh dự của con người qua câu nói "Danh dự quá sự thật, nguời quân tử lấy làm xấu hổ"

Danh dự luôn là một điều mà con người coi trọng từ cổ chí kim đến nay. Bằng chứng là câu nói "Danh dự quá sự thật, nguời quân tử lấy làm xấu hổ" của Khổng Tử cách đây hơn hai ngàn năm. Câu này đề cập đến việc người quân tử luôn đặt sự thật lên trên hết, không dùng danh dự để che đậy hay làm đẹp cho sự thật. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của trung thực và sự khiêm tốn. Danh dự không nên che mờ sự thật; nếu danh dự bị đặt trên sự thật, người quân tử sẽ cảm thấy xấu hổ vì nó phản bội giá trị cốt lõi của mình. Triết lý này vẫn đúng cho đến thời điểm hiện tại.

Lưu ý: Mẫu đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Danh dự của con người chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Danh dự của con người lớp 8? Muốn học thêm Ngữ văn lớp 8 phải làm gì?

Mẫu đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Danh dự của con người lớp 8? Muốn học thêm Ngữ văn lớp 8 phải làm gì? (Hình từ Internet)

Học sinh muốn học thêm môn Ngữ văn lớp 8 phải làm gì?

Tại Điều 5 quy định về dạy, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường
1. Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.
2. Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.
3. Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
4. Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.

Như vậy, học sinh muốn học thêm môn Ngữ văn lớp 8 phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường. Đơn này phải có chữ ký và ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.của người giám hộ học sinh.

Việc học thêm, dạy thêm phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Theo Điều 4 quy định về dạy, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT việc học thêm, dạy thêm phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

- Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

- Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Môn Ngữ văn lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài Hịch tướng sĩ ngắn nhất? Yêu cầu cần đạt ở phần đọc hiểu chương trình môn Ngữ văn lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8? Yêu cầu cần đạt trong nội dung đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 8?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Thiên Trường vãn vọng lớp 8 mới nhất? Yêu cầu cần đạt phần viết trong môn Ngữ văn lớp 8 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Danh dự của con người lớp 8? Muốn học thêm Ngữ văn lớp 8 phải làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Câu hỏi tu từ là gì? Câu hỏi tu từ được học trong chương trình môn Ngữ Văn lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Đường về quê mẹ lớp 8 mới nhất 2024? Yêu cầu cần đạt trong đọc hiểu văn bản học lớp 8?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa ngắn nhất? Học sinh lớp 8 có được quyền học trước tuổi hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn văn bài ca Huế trên sông Hương lớp 8? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên môn Ngữ văn lớp 8?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích chi tiết Câu cá mùa thu 'Thu điếu' siêu ngắn? Sau khi học môn Ngữ văn lớp 8 thì học sinh cần đạt năng lực văn học gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn kể lại một hoạt động xã hội lớp 8 mới nhất 2024? Yêu cầu cần đạt trong nội dung thực hành viết lớp 8?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 90

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;