Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Căn cứ tại Danh mục trang thiết bị thiết yếu cho Phòng y tế học đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định 1221/QĐ-BYT năm 2008 thì danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học như sau:
TT | TÊN TRANG THIẾT BỊ | ĐƠN VỊ | SỐ LƯỢNG |
| I. TRANG THIẾT BỊ CƠ BẢN CHO PHÒNG Y TẾ | ||
1 | Giường bệnh nhân | cái | 1 - 5 |
2 | Tủ đầu giường | cái | 1 - 5 |
3 | Bàn khám bệnh | cái | 1 |
4 | Đèn khám bệnh | cái | 1 - 2 |
5 | Huyết áp kế người lớn và trẻ em | cái | 2 |
6 | Ống nghe bệnh | cái | 1 - 2 |
7 | Nhiệt kế y học 42ºC | cái | 5 |
8 | Cân trọng lượng 120kg có thước đo chiều cao | cái | 1 |
9 | Thước dây 1,5 mét | cái | 1 |
10 | Bàn để dụng cụ | cái | 2 |
11 | Găng tay y tế | đôi | 50 - 100 |
12 | Cồn Iode 0,5% - 100ml | lọ | 1 |
13 | Xà phòng rửa tay | bánh | 1 |
14 | Cồn sát trùng 70 độ - 60ml | lọ | 5 |
15 | Bàn, ghế làm việc | bộ | 1 - 4 |
16 | Tủ lạnh 120 lít | cái | 1 |
17 | Ghế tựa | cái | 2 - 4 |
18 | Tủ đựng hồ sơ | cái | 1 |
19 | Bảng viết | cái | 1 |
20 | Bếp điện | cái | 1 |
21 | Lò sưởi điện | cái | 1 |
22 | Nồi luộc dụng cụ | cái | 1 |
23 | Lò hấp khô | cái | 1 |
24 | Kẹp dụng cụ hấp sấy | cái | 1 |
25 | Thùng đựng nước có vòi | cái | 1 |
26 | Hộp hủy kim tiêm an toàn | cái | 1 |
27 | Chậu rửa inox | cái | 1 |
28 | Thùng đựng rác có nắp | cái | 1 |
29 | Các bộ nẹp chân, tay | bộ | 5 |
30 | Garo cho tiêm truyền và garo cầm máu | cái | 5 - 10 |
31 | Bông, gạc y tế | gói | 20 |
32 | Cáng tay | cái | 1 |
33 | Băng vết thương y tế | cuộn | 10 |
34 | Tủ đựng thuốc và dụng cụ theo quy định | cái | 1 |
35 | Bơm tiêm nhựa dùng 1 lần, các loại 5ml, 10ml | cái | 50 |
36 | Túi chườm nóng lạnh | cái | 1 - 2 |
37 | Khay đựng dụng cụ nông | cái | 1 - 2 |
38 | Kẹp lấy dị vật trong mắt | cái | 2 |
39 | Bảng thử thị lực | cái | 1 |
40 | Đèn pin, pin | cái | 1 - 2 |
41 | Đè lưỡi bằng gỗ hoặc inox | cái | 20 |
42 | Bộ khám răng (khay quả đậu, gương, gắp…) | bộ | 1 - 2 |
43 | Băng dính y tế | cuộn | 2 |
44 | Sonde hậu môn | cái | 1 |
45 | Bô tròn | cái | 1 - 2 |
46 | Vịt đái nữ | cái | 1 - 2 |
47 | Vịt đái nam | cái | 1 - 2 |
| II. TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ THỂ BỔ SUNG TÙY QUY MÔ CỦA PHÒNG Y TẾ | ||
| Hồi sức cấp cứu |
|
|
48 | Bộ dụng cụ rửa dạ dày | bộ | 1 |
49 | Bốc tháo thụt, dây dẫn | cái | 1 |
50 | Bộ bóp bóng hồi sức | bộ | 1 |
| Nội khoa |
|
|
51 | Khay quả đậu 475 ml thép không gỉ | cái | 1 - 2 |
52 | Hộp hấp bông gạc hình trống | cái | 1 - 2 |
53 | Hộp hấp dụng cụ có nắp | cái | 1 - 2 |
54 | Cốc đựng dung dịch 500ml có chia độ | cái | 1 - 2 |
| Ngoại khoa |
|
|
55 | Kẹp phẫu tích không mấu | cái | 1 - 2 |
56 | Kẹp Korcher có mấu và khóa hãm | cái | 1 - 2 |
57 | Kéo thẳng tù 145mm | cái | 1 - 2 |
58 | Kéo cong nhọn/nhọn 145mm | cái | 1 - 2 |
59 | Cán dao số 4 | cái | 1 - 2 |
60 | Lưỡi dao mổ số 21 - hộp 5 lưỡi | hộp | 1 - 2 |
61 | Kéo cắt bông gạc | cái | 1 - 2 |
62 | Kẹp kim Mayo 200mm | cái | 1 - 2 |
63 | Chỉ lin khâu ngoại khoa | cuộn | 1 - 2 |
64 | Kim khâu da ngoại khoa | chiếc | 5 - 10 |
| Mắt |
|
|
65 | Kính lúp 2 mắt | cái | 1 |
66 | Bảng đo thị lực | cái | 1 |
67 | Bộ thử thị giác mầu | bộ | 1 |
| Tai - Mũi - Họng |
|
|
68 | Kẹp dùng cho khám tai mũi họng | cái | 1 - 2 |
69 | Máy khí dung | cái | 1 |
| Răng hàm mặt |
|
|
70 | Ghế răng đơn giản | cái | 1 |
71 | Kìm nhổ răng trẻ em (cho trường hợp nhổ đơn giản) | cái | 2 |
72 | Bộ lấy cao răng bằng tay | bộ | 1 - 2 |
73 | Bộ dụng cụ hàn sâu răng ngà đơn giản | bộ | 1 - 2 |
| III. TÚI Y TẾ CƠ ĐỘNG | ||
74 | Nhiệt kế y học 42ºC | cái | 1 |
75 | Bơm tiêm nhựa dùng 1 lần, các loại 5ml, 10ml | cái | 3 |
76 | Đè lưỡi bằng gỗ hoặc inox | cái | 3 |
77 | Đèn pin, pin | cái | 1 |
78 | Bông, gạc y tế | gói | 2 |
79 | Băng vết thương y tế | cuộn | 2 |
80 | Các bộ nẹp chân, tay | bộ | 2 |
81 | Kẹp phẫu tích không mấu | cái | 1 |
82 | Kéo thẳng tù 145mm | cái | 1 |
83 | Túi đựng dụng cụ, có ngăn và dây đeo | cái | 1 |
84 | Túi y tế | cái | 1 |
Theo đó, căn cứ vào Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học xây dựng danh mục trang thiết bị y tế dùng trong phòng y tế học đường của đơn vị mình.
Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học? (Hình từ Internet)
Phòng y tế trường tiểu học phải đảm bảo tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT thì phòng y tế trường tiểu học phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh;
- Phòng y tế được trang bị tối thiểu:
+ 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay;
+ Một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định tại Quyết định 1221/QĐ-BYT năm 2008.
- Có sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT; sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo mẫu số 01 và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.
Nhân viên y tế trường tiểu học phải đảm bảo các tiểu chuẩn gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT thì nhân viên y tế trường tiểu học phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương, các trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT hoặc ký hợp đồng với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh;
- Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định;
- Nhân viên y tế trường học có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường học phân công.
Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường tiểu học ra sao?
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT thì việc tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường tiểu học như sau:
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên.
- Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.
- Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
- Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.
- Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.
- Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh.
- Thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo.
- Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.
- Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
- Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?
- Tuyển tập thơ về chủ đề cho bé mầm non? Bé mầm non mấy tuổi?
- Top 3 mẫu viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 8 hay nhất? Yêu cầu cần đạt phần quy trình viết lớp 8 thế nào?
- Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Top 5 mẫu bài nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Học sinh lớp 12 phải đạt kiến thức văn học như thế nào?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9? Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học?
- 4 Lí do học thuyết giá trị thặng dư được coi là Hòn đá tảng? Đối tượng nào bắt buộc học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?
- Đề thi IOE cấp trường lớp 5 có đáp án? Kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh cần có ở cấp tiểu học là gì?