Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9? Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học?
Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9?
Lòng tự trọng là một đức tính quý báu, thể hiện sự ý thức của mỗi người về giá trị bản thân và cách ứng xử sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Việc viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng giúp chúng ta hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của đức tính này trong cuộc sống, từ đó rút ra bài học quý giá để nuôi dưỡng và rèn luyện bản thân. Dưới đây là mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng mà học sinh có thể tham khảo.
Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng số 1:
Tự trọng là gì? Tự trọng được xem là ý thức coi trọng giá trị, đức hạnh, phẩm chất, danh dự nhân phẩm của mỗi cá nhân. Nói rộng hơn là biết quý trọng chính bản thân không làm những việc làm sai lệch, việc xấu, việc ác làm ảnh hưởng đến giá trị hình ảnh của chính mình, cùng như làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận nhân cách không tốt của mọi người giành cho mình. Người có lòng tự trọng biết yêu thương bản thân và biết trân trọng bảo vệ chính mình không cho phép bất kỳ ai có quyền xâm hại đến phẩm giá, lòng tự tôn của bản thân. Ngược lại thì khi bản thân mình có lòng tự trọng thì chính mình cũng có ý thức, có trách nhiệm tôn trọng danh dự, nhân phẩm, giá trị của người khác không làm những điều không tốt ảnh hưởng đến họ. Xã hội ai cũng có ý thức về lòng tự trọng thì cuộc sống chúng ta sẽ dần tốt đẹp hơn, con người dần được hoàn thiện nhân cách theo hướng tích cực. Người có lòng tự trọng trước tiên phải có đạo đức, nhân phẩm cao đẹp và sống nhân hậu, luôn vì người khác, không tùy tiện đánh giá nhân cách của người khác. Người có lòng tự trọng thường rộng lượng không so đo, tính toán thiệt hơn, không nhỏ nhen ích kỷ ảnh hưởng đến nhân phẩm của mọi người xung quanh. Chúng ta hãy nhớ rằng tôn trọng bản thân cũng chính là tôn trọng mọi người xung quanh ta. |
Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng số 2:
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắn và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công. |
Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng số 3:
Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần có trong mỗi con người. Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị bản thân mình để không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Có lòng tự trọng con người sẽ luôn luôn trau dồi bản thân, hoàn thiện nhân cách. Nếu chúng ta ý thức được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt, được mọi người yêu quý, kính trọng. Trong cuộc sống lòng tự trọng thể hiện ở những việc nhỏ nhất như: không quay cóp trong thi cử, luôn tự giác ý thức trong việc học và sống theo phương châm “ đói cho sạch rách cho thơm”. Sống tự trọng mỗi người sẽ cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Con người cũng vì thế mà hướng thiện, luôn làm những điều tốt đẹp cho xã hội, cho những người xung quanh.Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít những người đánh mất lòng tự trọng làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm như: gian lận, sống kiếp sống tầm gửi, gian dối. Biết bao nhiêu vụ án bắt nguồn từ sự sống vội sống cẩu thả, coi thường đạo đức. Lê Văn Luyện dù có sống bao nhiêu năm trong tù cũng không tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn khi giết chết cả gia đình trẻ để cướp của. Các bạn trẻ tìm mọi cách để nổi tiếng, thậm chí bán rẻ cả nhân cách của mình. Là thế hệ trẻ chủ nhân của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện nhân cách trở thành người công dân có ích cho xã hội. Trong xã hội hiện nay, lòng tự trọng luôn là thước đo để đánh giá nhân cách con người. vì thế chúng ta cần sống thật, sống có giá trị. |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9? Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học? (Hình từ Internet)
Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt đối với nội dung đọc mở rộng văn bản nghị luận của học sinh lớp 9 như sau:
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận ( bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.
...
Như vây, trong một năm học, số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc là 09 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Yêu cầu cần đạt về kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 9 ra sao?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt về kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 9 như sau:
(1) Nói
- Biết kể một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,...).
- Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.
- Thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
(2) Nghe
- Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hay không liên quan.
(3) Nói nghe tương tác
- Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
- Tiến hành được một cuộc phỏng vấn ngắn, xác định được mục đích, nội dung và cách thức phỏng vấn.
- Có được ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên cơ hữu? Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng theo quy định tại Thông tư 44 ra sao?
- Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?
- Top 20 bài thơ khi mới đi học hay nhất? 5 yêu cầu cần đạt trong kỹ thuật đọc môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?
- Mẫu văn nghị luận xã hội về thói quen nhuộm tóc của học sinh hiện nay chọn lọc nhất? Học sinh lớp 12 được học môn tự chọn nào?
- Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?
- Tuyển tập thơ về chủ đề cho bé mầm non? Bé mầm non mấy tuổi?
- Top 3 mẫu viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 8 hay nhất? Yêu cầu cần đạt phần quy trình viết lớp 8 thế nào?
- Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Top 5 mẫu bài nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Học sinh lớp 12 phải đạt kiến thức văn học như thế nào?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9? Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học?