Ngày 20/11/2019, Bộ luật Lao động 2019 đã được thông qua với rất nhiều điểm mới đáng chú ý. Trong đó, lần đầu tiên pháp luật cho phép người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận tiền lương của mình.
- Bộ luật Lao động 2019: Quy định mới về lương, thưởng đối với người lao động
- Bộ luật Lao động 2019: NLĐ chính thức được nghỉ 02 ngày Lễ Quốc khánh 02/9
- Bộ luật Lao động 2019: DN được chấm dứt HĐLĐ không cần thông báo
- 17 điểm mới quan trọng tại Bộ luật Lao động 2019 ai cũng phải biết
Ảnh minh họa
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức
Cụ thể, Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 đã thay đổi nguyên tắc trả lương cho người lao động được quy định trước đó tại Bộ luật Lao động 2012, trong đó, đáng chú ý là quy định nếu người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Theo quy định trên, nếu việc ủy quyền là hợp pháp thì người sử dụng lao động phải chuyển lương của người lao động đến người được ủy quyền.
Do đó, từ ngày 01/01/2021, nếu chồng ủy quyền cho vợ mình nhận lương thì lương của chồng sẽ được công ty chuyển thẳng đến tài khoản của vợ, lúc này vợ sẽ là người trực tiếp nhận tiền lương của chồng.
Có thể thấy, quy định trên sẽ đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động so với quy định cũ, theo đó, người lao động dù bận không thể trực tiếp nhận lương thì vẫn được nhận lương đúng hạn theo quy định.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định, khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ cho người lao động biết. Quy định này giúp việc trả lương cho người lao động được minh bạch, rõ ràng, tránh việc người lao động bị cắt giảm tiền lương mà không biết lý do.
Xem chi tiết tại Bộ luât Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Thanh Lâm