Nghị quyết 178 về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội

Nghị quyết 178 về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội
Anh Hào

Dưới đây là nội dung của Nghị quyết 178 về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội sau tinh gọn bộ máy vừa được thông qua.

Nghị quyết 178 về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội

Nghị quyết 178 về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội (Hình từ internet)

Ngày 18/02/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 178/2025/QH15  về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội.

Nghị quyết 178 về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội

Cụ thể, tại Điều 1 Nghị quyết 178/2025/QH15  đã nêu các cơ quan của Quốc hội bao gồm:

(1) Hội đồng Dân tộc;

(2) Ủy ban Pháp luật và Tư pháp;

(3) Ủy ban Kinh tế và Tài chính;

(4) Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại;

(5) Ủy ban Văn hóa và Xã hội;

(6) Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

(7) Ủy ban Công tác đại biểu;

(8) Ủy ban Dân nguyện và Giám sát.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quy định trên, bảo đảm phân định rõ phạm vi lĩnh vực phụ trách và bao quát toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan theo quy định hiện hành.

Nghị quyết 178/2025/QH15  có hiệu lực thi hành từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.

(*) Đối với Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ủy ban Xã hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Đối ngoại được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội 2014 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 tiếp tục hoạt động cho đến khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 178/2025/QH15 có hiệu lực thi hành.

Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 178/2025/QH15 chính thức hoạt động kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của các cơ quan đó có hiệu lực thi hành.

- Các cơ quan quy định tại (*) và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan tổ chức thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận tài sản, hồ sơ tài liệu và các công việc đang triển khai thực hiện tương ứng với nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực được phân công phụ trách.

Quy định về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội

(1) Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.

(2) Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.

(3) Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.

(4) Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.

(5) Tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi báo cáo công tác của mình đến đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp cuối của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình báo cáo công tác nhiệm kỳ để Quốc hội xem xét, thảo luận.

(Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, (sửa đổi, bổ sung 2020))

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;