Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Bộ luật Lao động 2019 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019 và chính thức có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021.
- Luật hóa quy định vợ có thể nhận hết tiền lương của chồng từ 2021
- Bộ luật Lao động 2019: NLĐ chính thức được nghỉ 02 ngày Lễ Quốc khánh 02/9
- Đã có file chính thức Bộ luật Lao động 2019
- 17 điểm mới quan trọng tại Bộ luật Lao động 2019 ai cũng phải biết
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 (ĐÃ THÔNG QUA)
Bộ luật Lao động 2019: DN được chấm dứt HĐLĐ không cần thông báo (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng vào một trong những trường hợp người sử dụng lao động được quyền phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bên cạnh những trường hợp được quy định trước đó tại Bộ luật Lao đông 2012.
Ảnh cắt một phần Điều 36 Bộ luật Lao động 2019
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, khi người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày liên tục trở lên mà không thông báo cho người sử dụng lao động, không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước với người lao động.
Ngoài ra, Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 đã kế thừa quy định tại Bộ luật Lao động 2012 về việc xử lý kỷ luật đối với người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng nhưng theo hướng quy định chi tiết hơn, theo đó, người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Việc xử lý kỷ luật người lao động cần phải được tiến hành theo đúng nguyên tắc và trình tự luật định chẳng hạn:
- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở mà NLĐ đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
- NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện tập thể lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
Nguyễn Trinh