Bộ luật Lao động 2019 được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV ngày 20/11/2019 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Một trong những nội dung mới đáng chú ý tại Bộ luật này là quy định về nguyên tắc trả lương và thưởng đối với người lao động.
- Luật hóa quy định vợ có thể nhận hết tiền lương của chồng từ 2021
- Bộ luật Lao động 2019: NLĐ chính thức được nghỉ 02 ngày Lễ Quốc khánh 02/9
- Đã có file chính thức Bộ luật Lao động 2019
Bộ luật Lao động 2019: Quy định mới về lương, thưởng đối với người lao động (Ảnh minh họa)
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 (CHÍNH THỨC)
Cụ thể, theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp. (Bộ luật Lao động 2012 hiện hành chỉ quy định người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn mà không cho phép người sử dụng lao động trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp).
Đồng thời, Bộ luật Lao động 2019 cũng nhấn mạnh, người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động, không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 đã mở rộng hơn hình thức thưởng đối với người lao động so với Bộ luật Lao động 2012, theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. (Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định thưởng là một khoản tiền cụ thể chứ không bao gồm các hình thức khác).
Xem đầy đủ các nội dung của Bộ luật Lao động 2019 TẠI ĐÂY.
Nguyễn Trinh