Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?

Vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ thì bị xử lý như thế nào theo Dự thảo mới? Đơn vị tổ chức vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ thì xử lý ra sao?

Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Xem Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam...Tải về

Căn cứ theo Điều 11 Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi như sau:

- Thí sinh vi phạm quy chế thi đều phải lập biên bản, xử lý và thông báo cho thí sinh.

- Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, đơn vị tổ chức xem xét quyết định hình thức xử lý đối với thí sinh như khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ, huỷ kết quả thi. Các thí sinh có hành vi dưới đây bị cấm thi tại tất cả các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ được trong thời gian 02 năm:

+ Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức;

+ Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung người tổ chức thi hoặc

thí sinh khác.

- Dữ liệu từ camera giám sát là một trong các căn cứ chính thức để xem xét xử lý các vi phạm Quy chế thi

Xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?

Xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Đơn vị tổ chức vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ thì xử lý ra sao?

Căn cứ theo Điều 10 Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Tải về có quy định về xử lý đơn vị tổ chức thi, người tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan khác vi phạm quy chế thi như sau:

- Tùy theo mức độ vi phạm của đơn vị tổ chức thi, Bộ GDĐT sẽ xem xét dừng hoặc không công nhận việc tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam của các đơn vị.

- Người tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan khác có hành vi vi phạm quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành

Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo trình tự và nội dung như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2 Phụ lục 1 Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Tải về có quy định về trình tự và nội dung xây dựng ngân hàng câu hỏi thi như sau:

Bước 1: Thành lập nhóm chuyên gia và nhóm cán bộ điều phối xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn; căn cứ năng lực và hiệu quả công tác của các cán bộ và chuyên gia để thành lập nhóm chuyên gia tham gia xây dựng ngân hàng câu thi chuẩn hóa và nhóm cán bộ điều phối theo từng nhiệm vụ cụ thể.

Bước 2: Xây dựng ma trận đề thi và thiết kế bản đặc tả đề thi (dựa trên định dạng đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT)

Tổ chức làm việc tập trung theo nhóm chuyên gia để xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi theo từng lĩnh vực bao gồm: mục tiêu đánh giá, dạng thức câu hỏi, thang bậc năng lực cần đánh giá, lĩnh vực kiến thức, độ khó của câu hỏi và các yêu cầu khác (nếu cần). Đối với những kỳ thi đã có ma trận đề thi, bản đặc tả đề thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa cần xây dựng bản đặc tả chi tiết phù hợp với việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.

Bước 3: Soạn thảo câu hỏi thô

Bố trí làm việc tập trung theo từng môn ngoại ngữ và thực hiện các nội dung sau:

- Căn cứ vào bản đặc tả đề thi, Tổ trưởng chuyên gia soạn thảo câu hỏi thi phân công nhiệm vụ viết câu hỏi cho từng thành viên trong tổ và hướng dẫn các thành viên biên soạn câu hỏi thi; các thành viên của mỗi tổ xây dựng ý tưởng và soạn thảo nội dung câu hỏi và đáp án trực tiếp trên máy tính không kết nối mạng ra khỏi khu vực biên soạn câu hỏi thi.

Sau khi các thành viên biên soạn xong, Tổ trưởng chịu trách nhiệm đọc thẩm định, biên tập và duyệt từng câu hỏi thi;

- Kết thúc mỗi đợt biên soạn, các chuyên gia bàn giao sản phẩm cho cán bộ điều phối và cùng ký biên bản giao nhận. Tổ trưởng lập bảng tổng hợp số lượng biên soạn câu hỏi thô của từng thành viên, ký xác nhận và nộp cho cán bộ điều phối.

Bước 4: Rà soát, chọn lọc, biên tập và thẩm định câu hỏi

- Chuyên gia thẩm định nội dung câu hỏi thẩm định về nội dung chuyên môn, lời dẫn và dạng thức câu hỏi đảm bảo đúng yêu cầu của bản đặc tả đề thi;

- Chuyên gia thẩm định kỹ thuật câu hỏi thẩm định về kỹ thuật viết câu hỏi, lời dẫn và các phương án trả lời của câu hỏi;

- Các chuyên gia biên tập sửa trực tiếp và đề xuất các ý kiến chỉnh sửa (nếu có) đối với từng câu hỏi;

- Sau khi có ý kiến của chuyên gia biên tập, thẩm định, chuyên gia soạn thảo câu hỏi (tác giả) trực tiếp chỉnh sửa các câu hỏi;

- Tổ trưởng của mỗi nhóm sẽ đọc các ý kiến phản biện, thẩm định của các chuyên gia, rà soát lại các chỉnh sửa của tác giả, trực tiếp chỉnh sửa và hoàn thiện câu hỏi lần cuối.

Bước 5: Thử nghiệm, phân tích, đánh giá câu hỏi

- Các câu hỏi sau khi được thẩm định, biên tập sẽ được tổ hợp để tiến hành thử nghiệm, đánh giá;

- Triển khai thử nghiệm các tổ hợp câu hỏi, đảm bảo mẫu thử nghiệm tối thiểu 50 học sinh;

- Sau khi hoàn thành hoạt động thử nghiệm, tiến hành nhập/chiết xuất dữ liệu kết quả làm bài của thí sinh; làm sạch dữ liệu đã có để chuẩn bị cho công tác phân tích;

- Các chuyên gia phân tích câu hỏi thi sử dụng các phần mềm khảo thí chuyên dụng để thực hiện phân tích các thông số định chuẩn của câu hỏi, đề xuất những câu hỏi cần chỉnh sửa, hoặc loại bỏ.

Bước 6: Chỉnh sửa câu hỏi sau thử nghiệm

- Căn cứ báo cáo của chuyên gia phân tích câu hỏi, tổ chức cho các nhóm chuyên gia thực hiện chỉnh sửa câu hỏi;

- Các nhóm chuyên gia chỉnh sửa câu hỏi theo kết quả phân tích đảm bảo câu hỏi phù hợp với yêu cầu của bản đặc tả đề thi đã được phê duyệt.

Bước 7: Xây dựng đề thi, thử nghiệm, phân tích, đánh giá, cân bằng độ khó của các đề thi

- Các câu hỏi sau khi được chỉnh sửa sẽ được cấu trúc thành các đề thi theo đúng bản đặc tả đề thi để thử nghiệm;

- Triển khai thử nghiệm các đề thi, đảm bảo mỗi đề thi phải có tối thiểu 50 lượt học sinh làm thử;

- Sau khi hoàn thành hoạt động thử nghiệm, tiến hành nhập/chiết xuất dữ liệu kết quả làm bài của thí sinh; làm sạch dữ liệu đã có để chuẩn bị cho công tác phân tích;

- Các chuyên gia phân tích sử dụng các phần mềm chuyên dụng để thực hiện phân tích đề thi, đánh giá độ khó, tính cân bằng giữa các đề thi và với đề thi mẫu đã chuẩn hóa; đề xuất những câu hỏi cần chỉnh sửa, những câu hỏi phải loại bỏ trong mỗi đề thi.

Bước 8: Chỉnh sửa lại các câu hỏi sau thử nghiệm đề thi

- Căn cứ báo cáo của chuyên gia phân tích câu hỏi, tổ chức cho các nhóm chuyên gia thực hiện chỉnh sửa câu hỏi;

- Các nhóm chuyên gia chỉnh sửa câu hỏi theo kết quả phân tích đảm bảo câu hỏi phù hợp với yêu cầu của bản đặc tả đề thi đã được phê duyệt.

Bước 9: Rà soát, lựa chọn, nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa

Các câu hỏi được chỉnh sửa và hoàn thiện sau khi thử nghiệm sẽ được nhóm chuyên gia rà soát, lựa chọn để đưa vào ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.

Thi đánh giá năng lực
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thinangluc VNUHCM edu vn hướng dẫn đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đề thi tham khảo môn toán kỳ thi SPT trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2025? Quy định việc đăng ký dự thi THPTQG năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ 8 đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 Trường đại học Sư phạm Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi đánh giá năng lực 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Công bố đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 của ĐH Sư phạm TP HCM? Tiêu chuẩn về tuyển sinh và đào tạo của cơ sở giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các câu hỏi phần tư duy đọc hiểu đề thi Đánh giá tư duy TSA 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ câu hỏi minh họa đề thi đánh giá tư duy TSA 2025 phần tư duy khoa học/giải quyết vấn đề?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Dự thảo về Quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ? Tiêu chuẩn của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 35 đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh mới nhất? Hồ sơ đăng ký dự thi đánh giá năng lực tiếng Anh là gì?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 171

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;