Công thức tính thể tích hình trụ? Công thức này được học ở lớp mấy?
Công thức tính thể tích hình trụ?
Công thức tính thể tích hình trụ hiện nay sẽ như sau:
Công thức tính thể tích hình trụ V = π(Pi)r²h *Trong đó: V: Thể tích của hình trụ π: Số Pi (xấp xỉ bằng 3.14) r: Bán kính đáy của hình trụ h: Chiều cao của hình trụ *Giải thích: πr²: Đây là công thức tính diện tích của hình tròn đáy. πr²h: Khi nhân diện tích đáy với chiều cao, ta sẽ được thể tích của hình trụ, tức là toàn bộ không gian mà hình trụ chiếm giữ. *Ví dụ: Một hình trụ có bán kính đáy là 5cm và chiều cao là 10cm. Tính thể tích của hình trụ đó. Giải: Áp dụng công thức: V = πr²h Thay số: V = 3.14 x 5² x 10 = 785 cm³ Vậy thể tích của hình trụ là 785 cm³. *Chú ý: - Đơn vị của thể tích thường là cm³, m³, dm³,... tùy thuộc vào đơn vị của bán kính và chiều cao. - Để tính toán chính xác, bạn nên sử dụng giá trị π chính xác hơn bằng máy tính hoặc lấy π ≈ 3.14. Một số bài tập mẫu thực hành: Bài toán đơn giản Một hình trụ có bán kính đáy là 3cm và chiều cao là 10cm. Tính thể tích của hình trụ đó. Một ống nước hình trụ có đường kính đáy là 20cm và chiều cao là 1.5m. Tính thể tích nước mà ống nước đó có thể chứa đầy. Bài toán nâng cao Một bể cá hình trụ có đường kính đáy là 80cm và chiều cao là 50cm. Người ta đổ đầy nước vào bể. Hỏi bể cá chứa bao nhiêu lít nước? (1dm³ = 1 lít) Một chiếc hộp hình trụ đựng bút chì có đường kính đáy là 6cm và chiều cao là 20cm. Tính thể tích của hộp bút. Nếu mỗi chiếc bút chì có thể tích là 2cm³, thì hộp bút có thể chứa tối đa bao nhiêu chiếc bút chì? Bài toán tổng hợp Một hình trụ có diện tích xung quanh là 120π cm² và chiều cao là 10cm. Tính thể tích của hình trụ đó. Một hình trụ có thể tích là 500π cm³ và bán kính đáy là 5cm. Tính chiều cao của hình trụ đó. *Gợi ý giải: Bước 1: Xác định các đại lượng đã biết: bán kính đáy (r), chiều cao (h). Bước 2: Áp dụng công thức: V = πr²h Bước 3: Thay số vào công thức và tính toán. Bước 4: Viết kết quả kèm theo đơn vị đo. *Lưu ý: π: Bạn có thể lấy giá trị xấp xỉ của π là 3.14 hoặc sử dụng phím π trên máy tính. Đơn vị đo: Chú ý đến đơn vị đo của các đại lượng để đưa ra kết quả chính xác. |
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Một số bài viết hay cùng chủ đề:
>>> Xem thêm Công thức tính diện tích tam giác cân?
>>> Xem thêm Công thức tính diện tích tam giác lớp 5 ra sao?
>>> Xem thêm Công thức tính diện tích tam giác vuông lớp 5 như thế nào?
>>> Xem thêm Công thức tính diện tích hình tròn lớp 5?
>>> Xem thêm Công thức tính chu vi hình tròn ra sao?
>>> Xem thêm Công thức tính thể tích hình trụ? Công thức này được học ở lớp mấy?
>>> Xem thêm Công thức tính áp suất là gì? Sẽ được học ở lớp 8 đúng không?
>>> Xem thêm Công thức nguyên hàm là gì? Lớp mấy thì học công thức nguyên hàm?
>>> Xem thêm Công thức thì hiện tại hoàn thành là gì?
Công thức tính thể tích hình trụ? Công thức này được học ở lớp mấy? (Hình từ Internet)
Công thức tính thể tích hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
Căn cứ theo Mục V Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định rằng:
Hình trụ là một những bài học về hình học trực quan mà học sinh sẽ được giới thiệu và làm quen tại chương trình toán lớp 5.
Bên cạnh đó, công thức tính thể tích hình trụ là một trong những nội dung học sinh sẽ được học khi lên lớp 9. (Mục V Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT)
Cụ thể, trong phần Hình học trực quan, bài Hình trụ. Hình nón. Hình cầu sẽ học những nội dung như:
- Mô tả (đường sinh, chiều cao, bán kính đáy), tạo lập được hình trụ.
- Mô tả (đỉnh, đường sinh, chiều cao, bán kính đáy), tạo lập được hình nón.
- Mô tả (tâm, bán kính), tạo lập được hình cầu, mặt cầu. Nhận biết được phần chung của mặt phẳng và hình cầu.
- Tính được diện tích xung quanh của hình trụ, hình nón, diện tích mặt cầu.
- Tính được thể tích của hình trụ, hình nón, hình cầu.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình trụ, hình nón, hình cầu (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu,...).
Như vậy, công thức tính thể tích hình trụ được học ở chương trình lớp 9.
Môn toán lớp 12 yêu cầu những mục tiêu nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì đánh giá môn Toán lớp 12 sẽ tuân thủ theo cách thức như sau:
Môn Toán cấp trung học phổ thông nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt:
+ Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu được những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập được mô hình toán học để mô tả tình huống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình được thiết lập;
+ Thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá được giải pháp đã thực hiện, phản ánh được giá trị của giải pháp, khái quát hoá được cho vấn đề tương tự;
+ Sử dụng được công cụ, phương tiện học toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học.
- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết yếu về:
+ Đại số và Một số yếu tố giải tích: Tính toán và sử dụng công cụ tính toán; sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số và siêu việt (lượng giác, mũ, lôgarit), phương trình, hệ phương trình, bất phương trình; nhận biết các hàm số sơ cấp cơ bản (luỹ thừa, lượng giác, mũ, lôgarit); khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm; sử dụng ngôn ngữ hàm số, đồ thị hàm số để mô tả và phân tích một số quá trình và hiện tượng trong thế giới thực; sử dụng tích phân để tính toán diện tích hình phẳng và thể tích vật thể trong không gian.
+ Hình học và Đo lường: Cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng, hình khối quen thuộc; phương pháp đại số (vectơ, toạ độ) trong hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường.
+ Thống kê và Xác suất: Hoàn thiện khả năng thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thống kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm; sử dụng các quy luật thống kê trong thực tiễn; nhận biết các mô hình ngẫu nhiên, các khái niệm cơ bản của xác suất và ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn.
- Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết tương đối tổng quát về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó; làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông; có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?