Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Điều lệ trường trung cấp ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường trung cấp như sau:
Hiệu trưởng trường trung cấp
1. Vai trò, vị trí của hiệu trưởng trường trung cấp
a) Hiệu trưởng trường trung cấp là người đứng đầu trường trung cấp, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường;
b) Hiệu trưởng trường trung cấp là người điều hành tổ chức bộ máy của trường trung cấp;
c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm;
d) Hiệu trưởng trường trung cấp công lập được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp;
đ) Hiệu trưởng trường trung cấp công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác tài chính, tài sản của nhà trường;
e) Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục không là cán bộ, công chức, viên chức.
...
Từ quy định trên, có thể thấy hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ là 05 năm.
Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của hiệu trưởng trung cấp là gì?
Theo khoản 2 Điều 16 Điều lệ trường trung cấp ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH thì hiệu trưởng trường trung cấp phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì hiệu trưởng trường trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
- Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp; có bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;
- Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
- Có đủ sức khỏe; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.
Hiệu trưởng trường trung cấp có được kiêm nhiệm chức thư ký hội đồng trường không?
Căn cứ khoản 8 Điều 11 Điều lệ trường trung cấp ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH quy định về hội đồng trường như sau:
Hội đồng trường
...
8. Thư ký hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường giới thiệu trong số các thành viên của hội đồng trường và được hội đồng trường thông qua với trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý. Thư ký hội đồng trường không kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, trực tiếp giúp chủ tịch hội đồng trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổng hợp, báo cáo chủ tịch hội đồng trường các hoạt động của hội đồng trường; chuẩn bị chương trình họp, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của hội đồng trường; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của hội đồng trường;
b) Chuẩn bị các báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường;
c) Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên hội đồng trường và các nhiệm vụ khác do chủ tịch hội đồng trường giao.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hiệu trưởng trường trung cấp không được kiêm nhiệm chức thư ký hội đồng trường.
Hồ sơ, trình tự thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp như thế nào?
Theo Điều 19 Điều lệ trường trung cấp ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH thì hồ sơ, trình tự thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục được thực hiện như sau:
- Việc thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường;
- Hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường xem xét, quyết nghị, lập hồ sơ gửi qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính.
- Khi gửi hồ sơ đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường gửi đồng thời hồ sơ đề nghị công nhận hiệu trưởng mới để thay thế người đề nghị thôi công nhận.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục. Trường hợp không quyết định thôi công nhận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Hồ sơ đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là 01 bộ, bao gồm:
+ Văn bản của hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng theo Mẫu số 14 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH;
+ Biên bản họp hội đồng quản trị đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng theo Mẫu số 15 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH.
- 2+ Mẫu kể chuyện Sự tích hoa cúc trắng? Ai phê duyệt sách giáo khoa môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1?
- 9+ mẫu viết 3 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em? Giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 với mục tiêu là gì?
- Vai trò của hậu phương lớn miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Yêu cầu năng lực đặc thù của môn Lịch sử THPT như thế nào?
- Có mấy Quân đoàn tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh? Trục phát triển của Chương trình môn Lịch sử lớp 10?
- Top 30 mẫu tranh vẽ Bác Hồ với thiếu nhi Thiếu nhi với Bác Hồ mới nhất 2025? Học sinh lớp mấy bắt buộc học môn Mĩ thuật?
- 6+ Mẫu viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật? Có mấy mức đánh giá học sinh tiểu học?
- 5+ Đoạn văn tưởng tượng lớp 4? Mục tiêu của việc giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- 5+ Tả một người thân trong gia đình em? Học sinh tiểu học phải có nhiệm vụ như thế nào với người thân?
- 5 mẫu tả mùa thu hay chọn lọc? Môn Tiếng Việt lớp 5 có giúp bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính?
- Mẫu viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình? Đánh giá cụm chuyên đề học tập của học sinh lớp 10 như thế nào?