Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 20/11/2024) quy định về đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo như sau:
Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
1. Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục? (Hình ảnh từ Internet)
Trình tự thực hiện việc đình chỉ hoạt động giáo dục của trường mẫu giáo như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo như sau:
Bước 1: Khi phát hiện trường mầm non vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trường mầm non về hành vi vi phạm;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo cho trường mầm non về hành vi vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mầm non (theo Mẫu số 10 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Bước 3: Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường mầm non thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trường mầm non, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường mầm non, nếu đáp ứng quy định tại Điều 5 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì quyết định cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sau khi bị đình chỉ mà vẫn không khắc phục thì trường mẫu giáo có bị giải thể không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định về giải thể trường mẫu giáo như sau:
Giải thể trường mầm non
1. Trường mầm non bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường mầm non.
...
Theo đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Nhà trường sáp nhập, chia, tách phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch;
b) Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
c) Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;
d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Nhà trường bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
3. Quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường phải xác định rõ lý do, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, sau khi hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà trường mẫu giáo vẫn không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì sẽ bị giải thể trường mẫu giáo
- Soạn Bài học đường đời đầu tiên ngắn nhất? Học sinh lớp 6 được khen thưởng tuyên dương trước lớp hay không?
- Mẫu đoạn văn thuật lại một sự kiện tổ chức ở trường em lớp 4? 3 mục tiêu khi học Môn Tiếng Việt lớp 4?
- Trọn bộ 8 đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 Trường đại học Sư phạm Hà Nội?
- Phân tích nhân vật Thị Hến trong Mắc mưu Thị Hến? Điều kiện biên soạn nội dung sách giáo khoa lớp 10 chương trình mới?
- Tháng 12 Tiếng anh là gì? Hỏi và trả lời về ngày tháng là năng lực giao tiếp cấp mấy?
- Tích tụ tư bản là gì? Bản chất, nguồn gốc, hệ quả của tích tụ tư bản là gì? Triết học Mác - Lênin có phải là một học bắt buộc?
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn nhất? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Học sinh lớp 12 được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong năm học 2024 2025? Học sinh lớp 12 không được xét tốt nghiệp khi nào?
- Tháng 12 này có bao nhiêu ngày? Giáo viên THCS có xin nghỉ phép không lương trong tháng 12 này được không?
- Mẫu viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua lớp 8? Mục tiêu của môn Ngữ văn lớp 8?