Công thức tính chu vi hình tròn ra sao?

Hướng dẫn công thức tính chu vi hình tròn và cho ví dụ chi tiết? Công thức tính chu vi hình tròn có phải được học ở lớp 5 không?

Công thức tính chu vi hình tròn ra sao?

Công thức tính chu vi hình tròn là một công thức dùng để tính ra chu vi của một hình tròn cụ thể trong môn toán học.

Cụ thể, công thức tính chu vi hình tròn như sau:

Công thức tính chu vi hình tròn

Muốn tính chu vi hình tròn có 2 cách sau:

Cách 1: Dựa vào đường kính

C = π(Pi)d

*Trong đó:

- C là chu vi hình tròn

- π (pi) là một hằng số xấp xỉ bằng 3,14

- d là đường kính của hình tròn

Cách 2: Dựa vào bán kính

C = 2π(Pi)r

*Trong đó:

- r là bán kính của hình tròn

*Ví dụ:

Nếu một hình tròn có đường kính là 8cm, thì chu vi của nó sẽ là:

C = 3,14 x 8 = 25,12 cm

Nếu một hình tròn có bán kính là 5cm, thì chu vi của nó sẽ là:

C = 2 x 3,14 x 5 = 31,4 cm

Như vậy, có thể thấy rằng để tính chu vi hình tròn, chỉ cần biết đường kính hoặc bán kính của hình tròn, sau đó áp dụng công thức tương ứng.

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Một số bài viết hay cùng chủ đề:

>>> Xem thêm Công thức tính diện tích tam giác cân?

>>> Xem thêm Công thức tính diện tích tam giác lớp 5 ra sao?

>>> Xem thêm Công thức tính diện tích tam giác vuông lớp 5 như thế nào?

>>> Xem thêm Công thức tính diện tích hình tròn lớp 5?

>>> Xem thêm Công thức tính chu vi hình tròn ra sao?

>>> Xem thêm Công thức tính thể tích hình trụ? Công thức này được học ở lớp mấy?

>>> Xem thêm Công thức tính áp suất là gì? Sẽ được học ở lớp 8 đúng không?

>>> Xem thêm Công thức nguyên hàm là gì? Lớp mấy thì học công thức nguyên hàm?

>>> Xem thêm Công thức thì hiện tại hoàn thành là gì?

Công thức tính chu vi hình tròn ra sao?

Công thức tính chu vi hình tròn ra sao? (Hình từ Internet)

Công thức tính chu vi hình tròn có phải được học ở lớp 5 không?

Căn cứ theo Mục III Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì công thức tính chu vi hình tròn các em sẽ được học ở lớp 5 theo chương trình.

Phần kiến thức về đo lường các em sẽ được học gồm 3 phần:

[1] Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng trong đó sẽ học:

- Nhận biết được các đơn vị đo diện tích: km2 (ki-lô-mét vuông), ha (héc-ta).

- Nhận biết được “thể tích” thông qua một số biểu tượng cụ thể.

- Nhận biết được một số đơn vị đo thể tích thông dụng: cm3 (xăng-ti-mét khối), dm3 (đề-xi-mét khối), m3 (mét khối).

- Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều; tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc: km/h (km/giờ), m/s (m/giây).

[2] Thực hành đo đại lượng sẽ học:

Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian, mua bán với các đơn vị đo đại lượng và tiền tệ đã học.

[3] Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng sẽ được học:

- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo thể tích (cm3, dm3, m3) và số đo thời gian.

- Tính được diện tích hình tam giác, hình thang.

- Tính được chu vi và diện tích hình tròn.

- Tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Thực hiện được việc ước lượng thể tích trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: thể tích của hộp phấn viết bảng,...).

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo thể tích, dung tích, thời gian.

- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán liên quan đến chuyển động đều (tìm vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động đều).

Như vậy, đối chiếu quy định thấy rằng công thức tính chu vi hình tròn sẽ được học ở chương trình môn toán lớp 5.

Khi xây dựng chương trình môn Toán phải đảm bảo các quan điểm nào?

Căn cứ theo Mục II Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT khi xây dựng chương trình môn Toán phải đảm bảo các quan điểm sau:

Chương trình môn Toán quán triệt các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể; kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành và các chương trình trước đó, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.

Đồng thời, chương trình môn Toán nhấn mạnh một số quan điểm sau:

Quan điểm 1. Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại

Chương trình môn Toán bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại thể hiện ở việc phản ánh những nội dung nhất thiết phải được đề cập trong nhà trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu hiểu biết thế giới cũng như hứng thú, sở thích của người học, phù hợp với cách tiếp cận của thế giới ngày nay.

Chương trình quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”, ai cũng học được Toán nhưng mỗi người có thể học Toán theo cách phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân.

Chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn hay các môn học, hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn học nhằm thực hiện giáo dục STEM, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,...).

Điều này còn được thể hiện qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học với nhiều hình thức như: thực hiện những đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là những đề tài và dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn;

Tổ chức trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán,... tạo cơ hội giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo.

Quan điểm 2. Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục

Chương trình môn Toán bảo đảm tính thống nhất, sự phát triển liên tục (từ lớp 1 đến lớp 12), bao gồm hai nhánh liên kết chặt chẽ với nhau, một nhánh mô tả sự phát triển của các mạch nội dung kiến thức cốt lõi và một nhánh mô tả sự phát triển của năng lực, phẩm chất của học sinh.

Đồng thời, chương trình môn Toán chú ý tiếp nối với chương trình giáo dục mầm non và tạo nền tảng cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Quan điểm 3. Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá

Chương trình môn Toán thực hiện tích hợp nội môn xoay quanh ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất; thực hiện tích hợp liên môn thông qua các nội dung, chủ đề liên quan hoặc các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,...;

Thực hiện tích hợp nội môn và liên môn thông qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học.

Đồng thời, chương trình môn Toán bảo đảm yêu cầu phân hoá. Đối với tất cả các cấp học, môn Toán quán triệt tinh thần dạy học theo hướng cá thể hoá người học trên cơ sở bảo đảm đa số học sinh (trên tất cả các vùng miền của cả nước) đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình; đồng thời chú ý tới các đối tượng chuyên biệt (học sinh giỏi, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn,…).

Đối với cấp trung học phổ thông, môn Toán có hệ thống chuyên đề học tập chuyên sâu và các nội dung học tập giúp học sinh nâng cao kiến thức, kĩ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn.

Quan điểm 4. Bảo đảm tính mở

Chương trình môn Toán bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục toán học cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục toán học và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục.

Chương trình môn Toán chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.

Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế.

>>> Xem thêm Soạn bài khái quát về tế bào Sinh học 10 Cánh Diều?

>>> Xem thêm Soạn bài sách giáo khoa Toán 10 Cánh Diều tập 1?

>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài Thanh âm của gió lớp 5?

>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài danh từ, động từ và tính từ tiếng việt lớp 5?

>>> Xem thêm Hướng dẫn học bài luyện từ và câu (Đại từ) Tiếng Việt lớp 5?

>>> Xem thêm Văn tả cô giáo lớp 5 ngắn gọn năm học 2024-2025?

>>> >>> Tải về Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.

Môn Toán Lớp 5
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật là gì? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh tiểu học có cần ứng dụng công nghệ thông tin không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng đổi đơn vị đo độ dài? Nhận biết được đơn vị đo độ dài học sinh lớp mấy được học?
Cách tính diện tích hình tam giác vuông cấp tiểu học? Những yêu cầu cần đạt phần hình học môn toán cấp tiểu học quy định ra sao?
Cách tính diện tích hình tam giác vuông cấp tiểu học? Những yêu cầu cần đạt phần hình học môn toán cấp tiểu học quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức Delta là gì trong môn Toán học? Môn Toán ở cấp tiểu học phần hình học cần đạt yêu cầu ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính phần trăm là gì? Tính phần trăm học sinh được bắt đầu học ở môn Toán lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức Delta phẩy là gì? Môn Toán ở cấp tiểu học có các mục tiêu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính thời gian là gì? Chương trình môn Toán lớp mấy thì học sinh được học công thức tính thời gian?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính chu vi hình vuông ra sao? Môn Toán nhằm giúp học sinh tiểu học đạt các mục tiêu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Định lý Pytago là gì? Môn Toán lớp 5 cấp tiểu học cần có thiết bị dạy học tối thiểu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính diện tích hình thang là gì? Công thức tính diện tích hình thang học ở môn Toán lớp mấy?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 1442
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;