Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?

Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Yêu nước có phải là một trong những phẩm chất mà học sinh cần có không?

Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8?

Học sinh có thể tham khảo mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn dưới đây:

Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn

Mẫu 1:

Bài thơ "Nam quốc sơn hà" từ lâu đã được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Xuất hiện trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời Lý Thường Kiệt, bài thơ không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn thể hiện sâu sắc tinh thần tự hào, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Hai câu đầu vang lên mạnh mẽ như một lời tuyên bố đanh thép: lãnh thổ nước Nam là của người Nam, điều này đã được “thiên thư” (sách trời) xác định. Cụm từ “Nam quốc sơn hà” khẳng định nước Nam là một thực thể độc lập, có lãnh thổ riêng biệt. Từ “Nam đế cư” nhấn mạnh rằng vua nước Nam chính danh cai quản đất nước, sánh ngang với các quốc gia khác, bác bỏ tư tưởng xem Việt Nam là thuộc địa của phương Bắc.

Hình ảnh "thiên thư" thể hiện niềm tin rằng chủ quyền của nước Nam không chỉ dựa trên cơ sở lịch sử mà còn được thần linh bảo vệ, trở thành điều bất khả xâm phạm. Lời thơ ngắn gọn, cô đọng nhưng chứa đựng hàm ý sâu sắc về chính nghĩa và ý thức tự cường dân tộc.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Hai câu thơ sau chuyển sang giọng điệu răn đe, đầy quyết liệt. Câu hỏi tu từ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” không chỉ lên án hành động ngang ngược của quân xâm lược mà còn thể hiện sự khinh bỉ đối với những kẻ coi thường đạo lý. Cụm từ “nghịch lỗ” mang ý nghĩa sâu cay, thể hiện sự phản đối mạnh mẽ đối với hành vi trái lẽ trời, xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng.

Câu cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” là lời tiên tri chắc chắn về thất bại của kẻ thù. Đây không chỉ là niềm tin vào sức mạnh quân sự mà còn là sự khẳng định rằng chính nghĩa luôn chiến thắng phi nghĩa. Bằng giọng điệu hùng hồn, bài thơ đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ đất nước của quân dân Đại Việt.

Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng sức mạnh to lớn nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa nội dung và nghệ thuật. Ngôn từ cô đọng, súc tích, mỗi chữ như chứa đựng ý chí và niềm tin của cả dân tộc. Giọng thơ dứt khoát, mạnh mẽ, tạo âm hưởng hùng tráng, thôi thúc ý chí chiến đấu. Hình tượng "thiên thư" được sử dụng đầy biểu tượng, nhấn mạnh tính chính danh của nước Nam.

"Nam quốc sơn hà" không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là biểu tượng của tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ độc lập dân tộc. Lời thơ vang lên từ thế kỷ XI nhưng giá trị của nó vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay, nhắc nhở chúng ta về truyền thống hào hùng của cha ông và trách nhiệm bảo vệ, phát triển đất nước. Tác phẩm không chỉ là tiếng nói của một thời đại mà còn là lời hịch truyền đời, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi người Việt Nam.

Mẫu 2:

Nam quốc sơn hà là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Có rất nhiều lời kể cho sự ra đời của bài thơ, nhưng nổi tiếng nhất là vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ ngh từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát - hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt - có giọng ngâm bài thơ này.

Ở thời phong kiến, nhà vua là người nắm giữ mọi quyền lực. Mọi đất đai, của cải hay nhân dân đều thuộc quyền sở hữu hay cai trị của nhà vua. Ở câu thơ đầu, lời khẳng định sông núi nước Nam vua Nam ở vang lên thật hùng hồn. Cách dùng từ “hoàng đế nước Nam” còn thể hiện lòng tự tôn, khi đặt ngang hàng đất nước với phương Bắc. “Thiên thư” có nghĩa là sách trời. Ý nghĩa của câu thơ thứ hai là lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời. Đó chính là một chân lý không thể nào chối cãi được.

Hai câu thơ sau là lời khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Câu hỏi tu từ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?” là lời cảnh cáo cho những kẻ xâm lược. Rõ ràng, chủ quyền lãnh thổ của nước ta đã được công nhận từ xưa đến nay, có trời đất chứng giám. Việc xâm phạm của kẻ thù chính là đang làm trái với lẽ trời. Điều đó sẽ nhận được trừng phạt thích đáng. Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác thường không có kết cục tốt đẹp - sẽ bị bánh đại về nước. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật kết hợp với giọng điệu hùng hồn, sử dụng câu hỏi tu từ góp phần khẳng định chủ quyền, lãnh thổ dân tộc cũng như quyết tâm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đó.

“Nam quốc sơn hà” đã trở thành bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, thể hiện được khí thế và sức mạnh của dân tộc.

Lưu ý: mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà chỉ mang tính tham khảo

Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8?

Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào? (Hình từ Internet)

Yêu nước có phải là một trong những phẩm chất mà học sinh cần đạt không?

Căn cứ mục III Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về những phẩm chất và năng lực mà học sinh cần đạt được như sau:

- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

+ Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+ Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

+ Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

Từ quy định trên, có thể thấy yêu nước là một trong những phẩm chất mà học sinh cần đạt.

Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?

Căn cứ mục IV Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về kế hoạch giáo dục như sau:

- Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

- Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.

- Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.

Như vậy, có thể thấy chương trình giáo dục phổ thông gồm hai giai đoạn là:

- Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9);

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Môn Ngữ văn lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 4 mẫu thuyết minh về trò chơi dân gian ngắn gọn? Việc quản lý trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận vai trò của thế hệ trẻ với tương lai của đất nước? Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về thói lười nhác hay than vãn môn Ngữ văn lớp 8? Quy tắc ứng xử của học sinh lớp 8 trong cơ sở giáo dục ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương? Yêu cầu về viết được bài văn tự sự đối với học sinh lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ từ là gì? Ví dụ của trợ từ trong môn Ngữ văn? Phương pháp giáo dục môn ngữ văn 8 có định hướng chung như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Cái chúc thư? Học sinh lớp 8 phải nhận biết được thơ cách luật và thơ tự do đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và tương lai đất nước? Học sinh lớp 8 cần đạt năng lực hiểu được thông điệp của văn bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận về tác hại của hiệu ứng đám đông mới nhất? Thực hành viết môn Ngữ văn lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chiếu dời đô lớp 8? Bài Chiếu dời đô lớp 8 thuộc thể loại gì?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 660

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;