4 mức đánh giá học sinh tiểu học năm học 2024 2025 theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT?

Quy định về đánh giá học sinh tiểu học hiện nay quy định trong Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT như thế nào?

4 mức đánh giá học sinh tiểu học năm học 2024 2025 theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT?

Căn cứ Điều 9 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định có 4 mức đánh giá học sinh tiểu học năm học 2024 2025 như sau:

- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

4 mức đánh giá học sinh tiểu học năm học 2024 2025 theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT?

4 mức đánh giá học sinh tiểu học năm học 2024 2025 theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT?(Hình từ Internet)

Mục đích đánh giá học sinh tiểu học là gì?

Căn cứ Điều 3 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về mục đích đánh giá như sau:

Mục đích đánh giá
Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
4. Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
5. Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Như vậy, mục đích đánh giá học sinh tiểu học là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Khi đánh giá học sinh tiểu học cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Căn cứ Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định khi đánh giá học sinh tiểu học cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:

- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh

Đánh giá học sinh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh lớp 7 giữa kì 1 theo Thông tư 22 ngắn gọn? Trách nhiệm của giáo viên môn học trong đánh giá học sinh lớp 7 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh trung học cơ sở giữa kì 1 theo Thông tư 22 mới nhất? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học cơ sở?
Học sinh tiểu học đạt chín điểm có được đánh giá là hoàn thành xuất sắc trong năm học hay không?
Học sinh tiểu học đạt chín điểm có được đánh giá là hoàn thành xuất sắc trong năm học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh THCS nghỉ học nhiều buổi mục đích để đi thiện nguyện thì có được lên lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong 1 học kì học sinh sẽ kiểm tra giữa kì mấy lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm học 2024 2025 lớp nào thay đổi cách nhận xét, đánh giá học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm học 2024 2025 các lớp nào thay đổi cách nhận xét đánh giá học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Khen thưởng học sinh sinh viên có hình thức đột xuất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những yêu cầu trong đánh giá học sinh tiểu học năm học 2024 2025?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 1824

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;