Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Theo đó, hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Người nào khai thác thủy sản mà vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản quy định tại Điều 242 của
Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
- Phương tiện, ngư cụ bị cấm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 242 của
Bộ luật Hình sự là các phương tiện, ngư cụ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo
Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
- Khai thác thủy sản trong khu vực cấm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 242 của
Bộ luật Hình sự là khai thác thủy sản trong vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc khai thác trong các khu vực khác có quy định cấm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khai thác thủy sản trong khu vực cấm có thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 242 của
Bộ luật Hình sự là khai thác thủy sản trong khu vực quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo
Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
- Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 242 của
Bộ luật Hình sự là khai thác loài thủy sản thuộc Nhóm I Phụ lục II ban hành kèm theo
Nghị định 37/2024/NĐ-CP.
Thủy sản thuộc Nhóm II Phụ lục II ban hành kèm theo
Nghị định 37/2024/NĐ-CP cũng được coi là loài thủy sản bị cấm khai thác nếu việc khai thác chúng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
- Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 242 của
Bộ luật Hình sự là hành vi làm suy giảm, gây tổn hại hoặc mất đi môi trường sống, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.