Xin hỏi là đối với cảnh vệ thì nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ Việt Nam được quy định thế nào? - Diệu Lan (TP.HCM)
- Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ
- Mức phụ cấp đặc thù với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng năm 2023
- Tranh cãi việc tăng nhiều quyền hạn cho lực lượng Cảnh vệ - Dự thảo
Lực lượng cảnh vệ là ai? Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ (Hình từ Internet)
1. Lực lượng cảnh vệ là ai?
Tại Điều 16 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về lực lượng Cảnh vệ được tổ chức tại Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, bao gồm:
- Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thuộc Bộ Công an;
- Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tổ chức, biên chế, chức danh, trang bị của lực lượng Cảnh vệ.
2. Tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng cảnh vệ
Căn cứ Điều 17 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ như sau:
- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ.
- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ.
- Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ.
3. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ
Tại Điều 18 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ như sau:
- Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ sau đây:
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống;
+ Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;
+ Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành văn bản để thực hiện công tác cảnh vệ; tổ chức phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ;
+ Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ;
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác cảnh vệ;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ.
- Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ sau đây:
+ Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm trong mọi tình huống;
+ Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;
+ Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác cảnh vệ trong Quân đội;
Chủ trì, phối hợp, hiệp đồng với đơn vị có liên quan triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ khi đến thăm, làm việc trong khu vực do Quân đội quản lý;
+ Phối hợp với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và các lực lượng liên quan để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm.
4. Nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ
Tại Điều 19 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ như sau:
- Tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.
- Tuyệt đối giữ bí mật về công tác cảnh vệ, thực hiện nghiêm biện pháp cảnh vệ theo quy định Luật Cảnh vệ 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thường xuyên học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình khi thực hiện công tác cảnh vệ.
5. Quyền hạn của chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ
Tại Điều 20 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về quyền hạn của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ như sau:
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn sau đây:
+ Quyết định áp dụng, sử dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ và phối hợp, hỗ trợ lực lượng Cảnh vệ khi cần thiết;
+ Huy động người, phương tiện theo quy định tại Điều 22 Luật Cảnh vệ;
+ Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông hoặc hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam khi có căn cứ xác định hoạt động này có thể gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
+ Đề nghị tạm hoãn hoặc thay đổi chương trình làm việc, hoạt động của đối tượng cảnh vệ khi có căn cứ cho rằng hoạt động đó có thể gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
+ Từ chối thực hiện yêu cầu không thuộc biện pháp và chế độ cảnh vệ theo quy định của pháp luật về cảnh vệ;
+ Tạm cấm đường xung quanh khu vực trọng yếu, khu vực diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 10 Luật An ninh quốc gia;
Xung quanh nơi ở và địa điểm hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế trong trường hợp cần thiết;
+ Thực hiện quyền khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia.
- Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội có quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và h khoản 1 Điều 20 Luật Cảnh vệ 2017.
- Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có quyền hạn sau đây:
+ Sử dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
+ Được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Cảnh vệ và Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Giấy bảo vệ đặc biệt, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và tín hiệu của xe ưu tiên;
+ Được mang theo vũ khí, phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng không và lên tàu bay;
+ Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ;
+ Tạm giữ người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ khi có căn cứ cho rằng người, đồ vật, phương tiện đó có nguy cơ gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
+ Huy động người, phương tiện theo quy định tại Điều 22 Luật Cảnh vệ;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ để bảo đảm an toàn cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống.
- Việc quyết định áp dụng, sử dụng biện pháp quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm e khoản 3 Điều 20 Luật Cảnh vệ 2017 phải bằng văn bản;
Trường hợp do yêu cầu cấp bách thì người thực hiện nhiệm vụ có thể quyết định bằng lời nói trực tiếp, nhưng ngay sau đó phải ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6. Quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ
Quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ được quy định tại Điều 21 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về việc thi hành nhiệm vụ như sau:
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ chỉ được nổ súng trong các trường hợp sau đây nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
- Cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ;
- Nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả;
- Vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ;
- Trường hợp nổ súng khác quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
7. Quy định về việc huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ
Tại Điều 22 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về việc huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ như sau:
- Trong trường hợp cấp bách, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được huy động người, phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó;
Trừ trường hợp phương tiện thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ huy động người, phương tiện có trách nhiệm hoàn trả phương tiện ngay sau khi trường hợp cấp bách chấm dứt.
Nếu người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách quy định tại khoản 2 Điều 7 Điều 22 Luật Cảnh vệ 2017;
Trường hợp phương tiện được huy động bị mất mát, hư hỏng thì cơ quan có cán bộ, chiến sĩ huy động phải đền bù theo quy định của pháp luật.
Ngọc Nhi
- Key word:
- Lực lượng cảnh vệ
- cảnh vệ
- Pháp lệnh Cảnh vệ 2005