Phòng thủ dân sự là gì? Và hệ thống công trình phòng thủ dân sự được quy định thế nào? - Hoàng Hạnh (Long An)
- Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
- Danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự áp dụng từ 16/3/2021
- Công an xã là lực lượng nòng cốt của phòng thủ dân sự
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự
Hệ thống công trình phòng thủ dân sự (Hình từ Internet)
1. Phòng thủ dân sự là gì?
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Quốc phòng 2018 thì phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
2. Nhiệm vụ phòng thủ dân sự
Nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo khoản 2 Điều 13 Luật Quốc phòng 2018 bao gồm:
- Xây dựng cơ chế hoạt động, kế hoạch phòng thủ dân sự;
- Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập;
- Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự;
- Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động;
- Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.
3. Hệ thống công trình phòng thủ dân sự
Hệ thống công trình phòng thủ dân sự theo Điều 7 Nghị định 02/2019/NĐ-CP như sau:
- Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự ở từng cấp khi có chiến tranh phải gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ.
Việc thẩm định, phê duyệt kế hoạch xây dựng hệ thống các công trình phòng thủ dân sự được thực hiện theo quy định của Chính phủ về khu vực phòng thủ và quy định của pháp luật có liên quan.
- Xây dựng hệ thống các công trình phòng thủ dân sự, phải bảo đảm kết hợp phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; triệt để tận dụng các hang động, địa hình, công trình nửa ngầm, công trình đường hầm, công trình ngầm làm hầm trú ẩn cho nhân dân, cơ quan, tổ chức khi có nguy cơ xảy ra thảm họa hoặc có chiến tranh.
Nhà nước có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xây dựng các công trình ngầm để bảo đảm tính lưỡng dụng.
- Hệ thống công trình phòng thủ dân sự gồm:
+ Công trình dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động;
+ Công trình phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí thông thường, vũ khí hủy diệt lớn;
+ Công trình nghi trang, nghi binh;
+ Đường cơ động;
+ Hệ thống thiết bị phòng hóa tập thể;
+ Hệ thống thiết bị thông gió, lọc độc;
+ Hệ thống đê điều;
+ Hệ thống hồ chứa thủy lợi;
+ Hệ thống rừng đặc dụng phòng hộ;
+ Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão;
+ Hệ thống kho dự trữ quốc gia;
+ Công trình bảo vệ, cất giữ lương thực, thực phẩm, nguồn nước, thuốc y tế, vật tư, phương tiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;
+ Công trình, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm cho huấn luyện, diễn tập phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn.
- Tổ chức xây dựng công trình phòng thủ dân sự:
+ Trên cơ sở quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện căn cứ kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ và khả năng kinh tế của địa phương chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự gắn với kế hoạch xây dựng thế trận quân sự của khu vực phòng thủ của từng địa phương;
- Bộ Quốc phòng chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành trung ương hướng dẫn quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật các loại công trình để đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự và hướng dẫn xây dựng, quản lý, bảo dưỡng, bảo vệ các công trình phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng.
Khi địa phương chuyển sang tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, các công trình phải xây dựng theo lệnh khẩn cấp để thực hiện chức năng, phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh của các cơ quan, tổ chức và nhân dân tin thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
Quốc Đạt
- Key word:
- phòng thủ dân sự