Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc quản lý của Bộ Xây dựng năm 2024

Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc quản lý của Bộ Xây dựng năm 2024
Tran Thanh Rin

Tôi muốn biết Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc quản lý của Bộ Xây dựng năm 2024 sẽ có những nội dung nào? – Hoài Đức (Ninh Thuận)

Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc quản lý của Bộ Xây dựng năm 2024

Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc quản lý của Bộ Xây dựng năm 2024 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 11/03/2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quyết định 161/QĐ-BXD Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2024.

Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc quản lý của Bộ Xây dựng năm 2024

Theo đó, Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2024 được thực hiện như sau:

(1) Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Nội dung kiểm tra văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 104 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản: kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung; Kiểm tra về nội dung của văn bản; Kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản.

Việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật sẽ phải đảm bảo các yêu cầu, mục đích như sau:

- Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và năng lực cho các cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng; bảo đảm tính toàn diện, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.

- Kịp thời phát hiện những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tìm nguyên nhân và kiến nghị xử lý, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của ngành.

(2) Kế hoạch ra soát văn bản quy phạm pháp luật

Nội dung, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Chương IX Nghị định 34/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP), cụ thể gồm các nội dung sau:

- Rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng để kịp thời phát hiện các quy định trái Hiến pháp, Luật hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội (căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; văn bản, tài liệu chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kết quả điều tra, khảo sát, thông tin thực tiễn liên quan đến văn bản được rà soát) mà cần phải dừng thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát.

- Thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn, theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Tổ công tác về rà soát văn bản quy phạm pháp luật hoặc khi nhận được kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân để đề xuất Bộ Xây dựng hoặc cấp có thẩm quyền xem xét bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới theo quy định.

- Tổ chức rà soát, lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Xây dựng ban hành hoặc được giao chủ trì soạn thảo hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần theo Mẫu số 03 và Mẫu số 04 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP để công bố theo quy định.

Trong đó, việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật sẽ phải đảm bảo các yêu cầu, mục đích như sau:

+ Hoạt động rà soát văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời ngay khi có căn cứ rà soát văn bản, công khai, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự rà soát.

+ Kịp thời phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất, đồng bộ; tính khả thi và yêu cầu công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.

+ Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, người có thẩm quyền.

Xem thêm tại Quyết định 161/QĐ-BXD có hiệu lực từ ngày 11/03/2024.

221 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;