Viết đoạn văn kể lại câu chuyện Bó đũa lớp 4 ngắn gọn? Học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu gì khi đọc hiểu văn bản văn học?
Viết đoạn văn kể lại câu chuyện Bó đũa lớp 4 ngắn gọn?
Câu chuyện Bó đũa là câu chuyện nói về sức mạnh của sự đoàn kết, yêu thương lẫn nhau giữa những người thân trong gia đình.
Dưới đây là 03 mẫu đoạn văn kể lại câu chuyện Bó đũa lớp 4 ngắn gọn mà học sinh có thể tham khảo:
Đoạn văn kể lại câu chuyện Bó đũa lớp 4 Mẫu 1: Đoạn văn kể lại câu chuyện Bó đũa Ngày xưa, có một gia đình gồm hai anh em trai sống rất hòa thuận khi còn nhỏ. Nhưng khi lớn lên, mỗi người lập gia đình riêng, cuộc sống khác biệt khiến họ thường xuyên xảy ra va chạm. Điều này khiến người cha rất buồn lòng. Một hôm, ông mang ra một bó đũa và một túi tiền, đặt lên bàn rồi gọi tất cả con trai, con gái, con dâu, và con rể đến. Ông nói: "Ai bẻ gãy được bó đũa này, cha sẽ thưởng túi tiền." Lần lượt từng người cố gắng bẻ bó đũa, nhưng dù dùng hết sức lực cũng không ai làm được. Thấy vậy, người cha liền tháo bó đũa ra, bẻ từng chiếc một cách dễ dàng. Nhìn cảnh đó, các con đồng thanh thốt lên: "Thưa cha, nếu bẻ từng chiếc thì có gì khó đâu!" Người cha liền ôn tồn dạy: "Đúng vậy! Chia lẻ thì yếu, hợp lại thì mạnh. Các con hãy nhớ, chỉ có đoàn kết, thương yêu, và đùm bọc nhau mới tạo nên sức mạnh." Từ đó, các con ông thấu hiểu lời dạy bảo và sống hòa thuận hơn. Mẫu 2: Đoạn văn kể lại câu chuyện Bó đũa siêu ngắn Ngày xưa, có hai anh em sống rất hòa thuận, nhưng khi trưởng thành, mỗi người một nhà, họ thường xuyên mâu thuẫn. Thấy vậy, người cha buồn lòng, liền gọi các con đến, đặt một bó đũa và túi tiền trên bàn, bảo: "Ai bẻ gãy được bó đũa này sẽ nhận túi tiền." Dù cố gắng hết sức, không ai bẻ gãy được. Ông tháo bó đũa ra, bẻ từng chiếc dễ dàng và nói: "Các con thấy không, chia lẻ thì yếu, hợp lại thì mạnh. Hãy đoàn kết và yêu thương nhau." Những lời cha khiến họ hiểu ra và sống hòa thuận hơn. Mẫu 3: Đoạn văn kể lại câu chuyện Bó đũa sáng tạo Ngày xửa ngày xưa, trong một làng nhỏ yên bình, có một gia đình nổi tiếng với hai anh em trai tài giỏi. Lúc nhỏ, họ luôn sát cánh bên nhau, cùng làm ruộng, cùng chăn trâu, và luôn chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Nhưng khi lớn lên, mỗi người lập gia đình riêng, cuộc sống bận rộn cùng những xích mích nhỏ nhặt khiến họ dần xa cách. Họ không còn nói chuyện, thậm chí nhiều lần tranh cãi gay gắt. Người cha già, từng tự hào vì tình anh em khăng khít, giờ đây không khỏi buồn phiền. Một hôm, ông nảy ra một ý tưởng. Ông lấy một bó đũa và buộc chặt, rồi đặt nó cùng một túi vàng lên bàn. Gọi cả nhà lại, ông bảo: “Ai bẻ gãy được bó đũa này sẽ nhận túi vàng.” Lần lượt, từng người thử sức, từ anh trai, em trai, đến các con dâu rể. Họ nghiến răng, dồn hết sức, nhưng bó đũa vẫn nguyên vẹn. Người cha mỉm cười, tháo bó đũa ra và bẻ từng chiếc một cách nhẹ nhàng trước ánh mắt ngạc nhiên của mọi người. Ông thong thả nói: “Từng chiếc đũa rời rạc thì yếu ớt, nhưng kết thành bó lại sẽ không ai làm gãy được. Anh em các con cũng vậy. Nếu đoàn kết, không khó khăn nào làm các con gục ngã. Nhưng nếu chia rẽ, các con sẽ dễ bị tổn thương.” Lời nói của ông giúp hai người nhận ra bài học quý, họ nhìn nhau, hối hận về những hiểu lầm đã qua. Họ cùng bắt tay, hứa sẽ yêu thương và đùm bọc lẫn nhau như lời cha dạy, xây dựng lại tình cảm gia đình bền chặt như bó đũa không thể bẻ gãy. |
* Lưu ý: nội dung chỉ mang tính tham khảo
Viết đọan kể lại câu chuyện Bó đũa lớp 4 ngắn gọn? Học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu gì khi đọc hiểu văn bản văn học? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu gì khi đọc hiểu văn bản văn học?
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt khi đọc hiểu văn bản văn học của học sinh lớp 4 như sau:
(1) Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.
- Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản.
- Nhận biết được chủ đề văn bản.
(2) Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.
- Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.
- Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch
- Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá.
(3) Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.
- Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao.
- Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm.
(4) Đọc mở rộng
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
- Thuộc lòng ít nhất 10 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 80 chữ.
Học sinh lớp 4 được học những ngữ liệu nào trong môn Tiếng Việt?
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về những ngữ liệu mà học sinh lớp 4 được học như sau:
- Văn bản văn học
+ Truyện cổ, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
+ Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ
+ Kịch bản văn học
Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280 - 330 chữ, bài miêu tả khoảng 200 - 250 chữ, thơ khoảng 100 - 120 chữ
- Văn bản thông tin
+ Văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm
+ Giấy mời
+ Thư thăm hỏi, thư cảm ơn, thư xin lỗi
+ Đơn (xin nghỉ học, xin nhập học)
+ Báo cáo công việc
+ Độ dài của văn bản: khoảng 150 - 180 chữ
- Hình thức tham gia cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh? Thời gian thực hiện chương trình giáo dục THCS?
- Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến? Học sinh lớp 12 cần đạt những kiến thức văn học gì?
- Đề thi thử Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện có đáp án? Quy trình viết của môn Tiếng Việt lớp 5?
- Mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa môn GDCD lớp 7? Mục tiêu cấp THCS môn GDCD ra sao?
- Quy trình dạy học vần tập đọc lớp 1? Giáo viên tiểu học có những nhiệm vụ gì?
- Liên Xô trước khi tan rã gồm bao nhiêu nước? Đặc điểm của môn Lịch sử lớp 12 là gì?
- Hướng dẫn đăng ký thi Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 2025? Có mấy phương pháp đánh giá học sinh tiểu học?
- Top 30 mẫu lời chúc Giáng sinh ngắn gọn? Học sinh có thể gửi lời chúc đến giáo viên của mình trong ngày lễ Giáng sinh 2024 không?
- Phân tích nổi khổ của người nông dân Tây Bắc? Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có bao nhiêu bài thi?
- Soạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ngắn nhất? Học sinh lớp 11 sinh năm bao nhiêu?