Mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa môn GDCD lớp 7? Mục tiêu cấp THCS môn GDCD ra sao?

Các bạn học sinh tham khảo các mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa? Mục tiêu cấp trung học cơ sở môn GDCD như thế nào?

Mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa môn GDCD lớp 7?

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều sẽ có rất nhiều lời hứa dành cho người khác và nhiều lời hứa người khác dành cho mình. Tuy rằng lời hứa vốn dĩ chỉ là một câu nói, và ai cũng có thể dễ dàng nói ra lời hứa. Nhưng lời hứa lại không hề giống những câu nói bình thường khác. Một khi lời hứa được nói ra, nó đã gieo vào lòng người nghe niềm hi vọng và sự tin tưởng.

Bởi vậy, khi lời hứa không được thực hiện, mỗi người đều sẽ cảm thấy rất buồn, và niềm tin dành cho nhau sẽ dần dần không còn nữa. Lời hứa tuy không phải tiền, nhưng nó còn quý giá hơn cả tiền, và mỗi chúng ta đều không nên tùy tiện nói ra lời hứa. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó.

Dưới đây là một số mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa ở môn GDCD lớp 7:

Mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa - mẫu số 1

Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người vì trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn. Ví dụ như bạn rất tin tưởng và giao một công việc rất quan trọng cho một người bạn nhưng người đó lại không thực hiện mà ngược lại: họ tìm cớ để đùn đẩy trách nghiệm cho việc không giữ lời hứa đó, không thực hiện vì những nguyên nhân này, nguyên nhân khác nghe rất êm tai nhưng sự thật đằng sau lại là người đó lười hoặc quên…. Bạn sẽ cảm thấy mình bị lừa dối và không được tôn trọng. Nếu bạn cũng làm vậy với những người khác, lời hứa của bạn chẳng có chút giá trị nào cả, và uy tín của bạn cũng từ đó mà giảm sút. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó.

Mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa - mẫu số 2

Lời khuyên "Hãy tiết kiệm lời hứa" là một thông điệp ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về giá trị của sự chân thành và trách nhiệm. Lời hứa không chỉ là những lời nói thoáng qua, mà còn thể hiện nhân cách và lòng tin của mỗi người. Nếu hứa mà không thực hiện, ta sẽ làm mất lòng tin của người khác, khiến mối quan hệ trở nên xa cách. Ngược lại, khi biết giữ lời hứa, ta sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng. Vì vậy, không nên hứa một cách tùy tiện, nhất là những điều bản thân không chắc chắn làm được. Hãy cân nhắc kỹ trước khi hứa, và nếu đã hứa, hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả sự chân thành và trách nhiệm. Tiết kiệm lời hứa chính là cách để chúng ta sống có trách nhiệm và đáng tin cậy hơn trong cuộc sống.

Mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa - mẫu số 3

Lời hứa được tạo ra để làm cho người khác tin tưởng mình. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh việc bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn là người có trách nhiệm. Giữ lời hứa là điều rất quan trọng và đáng quý. Tạo ra lời hứa thì lúc nào cũng dễ nhưng việc thực hiện và giữ lấy nó lại là điều ngược lại không dễ chút nào. Lời khuyên "Hãy tiết kiệm lời hứa" không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà còn thể hiện rõ qua những tình huống cụ thể trong cuộc sống. Chẳng hạn, trong một nhóm học tập, nếu bạn hứa sẽ hoàn thành bài tập nhóm nhưng sau đó lại không làm vì bận rộn hoặc quên, cả nhóm sẽ mất lòng tin vào bạn. Lần sau, khi bạn cam kết điều gì, họ sẽ nghi ngờ và không còn đặt kỳ vọng. Ngược lại, nếu bạn hứa và luôn giữ đúng lời, dù chỉ là việc nhỏ như chia sẻ tài liệu hay tham gia đầy đủ buổi thảo luận, mọi người sẽ tôn trọng và tin tưởng bạn hơn. Qua đó, ta thấy rằng việc tiết kiệm lời hứa không chỉ giúp bảo vệ danh dự và uy tín của bản thân, mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt với người xung quanh. Vì vậy, hãy luôn suy nghĩ cẩn thận trước khi hứa và cố gắng hết sức để thực hiện điều mình đã cam kết.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa môn GDCD lớp 7?

Mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa môn GDCD lớp 7? (Hình ảnh từ Internet)

Mục tiêu cấp trung học cơ sở môn GDCD ra sao?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ mục tiêu môn GDCD cấp THCS như sau:

- Giúp học sinh có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó; tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc; tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác; tự giác, tích cực học tập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống.

- Giúp học sinh có tri thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật; đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; thực hiện được các công việc để đạt mục tiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển bản thân; biết cách thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh, thích ứng với xã hội biến đổi và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống của cá nhân, cộng đồng phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng đồng, quy định của pháp luật và lứa tuổi.

Đánh giá kết quả giáo dục môn Giáo dục công dân thế nào?

Căn cứ Mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, đánh giá kết quả giáo dục môn Giáo dục công dân được quy định như sau:

Đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp học, cấp học nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân;đồng thời cung cấp thông tin để giáo viên điều chỉnh việc dạy học và cơ quan quản lí giáo dục thực hiện phát triển chương trình. Đánh giá kết quả giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau:

(1). Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu,...) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng và trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày.

Chú trọng sử dụng các bài tập xử lí tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời sống, đặc biệt là những tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với học sinh. Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn trong các bài tập kiểm tra, đánh giá để học sinh được thể hiện phẩm chất và năng lực.

Việc đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường, ở nhà và ở cộng đồng cần dựa trên phiếu nhận xét của giáo viên, học sinh, gia đình hoặc các tổ chức xã hội.

(2). Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

(3). Kết quả đánh giá sau mỗi học kì và cả năm học đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Môn Giáo dục công dân lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa môn GDCD lớp 7? Mục tiêu cấp THCS môn GDCD ra sao?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 912
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;