Top 08 bài thơ về những trải nghiệm trong cuộc sống lớp 4? Đánh giá học sinh tiểu học phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Top 08 bài thơ về những trải nghiệm trong cuộc sống lớp 4?
Tìm đọc bài thơ về những trải nghiệm trong cuộc sống là nội dung mà học sinh lớp 4 được thực hành trong môn Tiếng Việt.
Dưới đây là top 08 bài thơ về những trải nghiệm trong cuộc sống mà các em có thể tham khảo:
Top 08 bài thơ về những trải nghiệm trong cuộc sống Bài 1: Bài thơ về cây Tác giả: Đinh Xuân Tửu Hôm nay học loài cây, Bài cô giảng thật hay: Rễ cây hút nhựa đất Như ta ăn hàng ngày. Cây không hề biết đi, Chưa bao giờ cây nói, Cây chỉ biết thầm thì Khi trăng lên gió thổi. Lá cây làm lá phổi Cũng hít vào, thở ra. Cành cây thường vẫy gọi Như tay người chúng ta. Khi vui cây nở hoa Khi buồn cây héo lá. Ai bẻ cành vặt hoa Nhựa tuôn như máu ứa. Xanh, cây làm bức tranh Cho vườn ta thêm xinh, Già, cây làm chiếc ghế Chúng ta ngồi học hành. Còn bao điều thú vị Cây giúp đời chúng mình. Loài cây cũng có nghĩa Loài cây cũng có tình. *** Bài 2: Khi mẹ vắng nhà Tác giả: Trần Đăng Khoa Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế! Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan, chưa ngoan! *** Bài 3: Mẹ Ốm Tác giả: Trần Đăng Khoa Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan Khắp người đau buốt, nóng ran Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo Vì con, mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Con mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con. *** Bài 4: Đôi Bàn Tay Bé Tác giả: Nguyễn Lam Thắng Đôi bàn tay bé xíu Lại siêng năng nhất nhà Hết xâu kim cho bà Lại nhặt rau giúp mẹ Đôi bàn tay be bé Nhanh nhẹn ai biết không? Chiều tưới cây cho ông Tối chép thơ tặng bố Đôi bàn tay bé nhỏ Bế em (mẹ vắng nhà) Đôi tay biết nhường quà Dỗ dành khi em khóc Đôi bàn tay bé nhóc Điểm mười giành lấy ngay Phát biểu xây dựng bài Và nổi danh múa dẻo Đôi bàn tay bé khéo Mười ngón mười bông hoa *** Bài 5: Trong giấc mơ buổi sáng Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng Trong giấc mơ buổi sáng Trong giấc mơ buổi sáng Em gặp ông mặt trời Mang túi đầy hoa nắng Rải hoa vàng khắp nơi Trong giấc mơ buổi sáng Em qua thảo nguyên xanh Có rất nhiều hoa lạ Mang tên bạn lớp mình Trong giấc mơ buổi sáng Em thấy một dòng sông Chảy tràn dòng sữa trắng Đi qua ban mai hồng Trong giấc mơ buổi sáng Em nghe rõ bên tai Lời của chú gà trống: - Dậy mau đi! học bài!... *** Bài 6: Con đường của bé Tác giả: Thanh Thảo Đường của chú phi công Lẫn trong mây cao tít Khắp những vùng trời xanh Những vì sao chi chít Đường của chú hải quân Mênh mông trên biển cả Tới những vùng đảo xa Và những bờ bến lạ Con đường làm bằng sắt Là của bác lái tầu Chạy dài theo đất nước Đi song hành bên nhau Còn con đường của bố Đi trên giàn giáo cao Những khung sắt nối nhau Dựng nên bao nhà mới Và con đường của mẹ Là ở trên cánh đồng Cỏ ruộng dâu xanh tốt Thảm lúa vàng ngát hương. Bà bảo đường của bé Chỉ đi đến trường thôi Bé tìm mỗi sớm mai Con đường trên trang sách. *** Bài 7: Hai bàn tay em Tác giả: Huy Cận Hai bàn tay em Như hoa đầu cành Hoa hồng hồng nụ Cánh tròn ngón xinh. Đêm em nằm ngủ Hai hoa ngủ cùng Hoa thì bên má Hoa ấp cạnh lòng. Buổi sáng em dậy Hai bàn tay hoa Nở trên mặt mẹ Cúi bồng em ra. Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai. Giờ em ngồi học Bàn tay siêng năng Nở hoa trên giấy Từng hàng giăng giăng. Hai bàn tay em Có lúc cãi nhau: Và cơm, viết chữ Tay mặt công lao! Tay mặt tự hào Gánh bao việc nặng! Cả giơ tay chào Như măng mọc thẳng. Tay trái nó dỗi Ngoảnh mặt, quay lưng Nhưng rồi thương bạn Lại làm việc chung. Cùng khiêng chiếc ghế Ai nắm, ai đừng? Chung bát cơm nhé: Anh và, tôi bưng! Rồi khi vui vầy Tay cùng vỗ tay Vui san sẻ đều Chẳng ai bì ai. Những lúc em buồn Tay ôm má phịu - Em yêu bàn tay Cái gì cũng hiểu... Có khi một mình Nhìn tay thủ thỉ: Em yêu em quý Hai bàn tay em. *** Bài 8: Bầy chim nhặt thóc Tác giả: Xuân Tùng Chim non ra đồng Gió mai thơm mát Nhộn nhịp cùng chim Bầy em ca hát Vờn trên lúa vàng Chú chim mỏ đỏ Vui giữa đồng làng Một đoàn em nhỏ Bắt chấu bắt cào Phần cho chim đó Chào bầy em nhỏ Vui nhặt thóc rơi Hạt thóc be bé Đi vào kho lương Thóc ra chiến trường Thóc đi đánh Mỹ Nhặt đầy một bị Nhặt đầy một oi Không cho vãi rơi “Nhặt thóc... nhặt thóc” Nhà kho hợp tác Em góp công vào Chim đứng bờ ao: “Hợp tác... hợp tác” |
Top 08 bài thơ về những trải nghiệm trong cuộc sống lớp 4? Đánh giá học sinh tiểu học phải đảm bảo những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về khái niệm của đánh giá học sinh tiểu học như sau:
Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
Đánh giá học sinh tiểu học phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thì đánh giá học sinh tiều học phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
- Lấy ví dụ về biện pháp tu từ điệp ngữ? Học sinh cấp học nào sẽ học biện pháp tu từ điệp ngữ?
- Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất?
- Thứ sáu đen tối là ngày gì? Học sinh lớp 10 có được làm thẻ ngân hàng để săn SALE ngày BlackFriday không?
- Mẫu đoạn văn ngắn tả một đồ dùng cá nhân em thích lớp 3? Học sinh lớp 3 cần học viết được những đoạn văn thế nào?
- Bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 đủ các vòng có đáp án? Mục tiêu cụ thể môn Tiếng Việt tiểu học?
- Mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học lớp 12? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
- Phân tích bài thơ Ngày xuân của nhà thơ Anh Thơ lớp 9? 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh lớp 9?
- Mẫu phân tích khổ thơ cuối bài Tràng Giang lớp 11? Khi nào học sinh trung học phổ thông được nhập học cao hơn độ tuổi quy định?
- Tả về một nghệ sĩ hài mà em yêu thích nhất? Môn Tiếng Việt lớp 5 có kiểm tra giữa kỳ không?
- Mẫu trình bày một tính cách đáng phê phán ba hoa khoác lác? Các môn học tự chọn dành cho học sinh lớp 8 là gì?