Bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 đủ các vòng có đáp án? Mục tiêu cụ thể môn Tiếng Việt tiểu học?
Bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 lớp 5 đủ các vòng (có đáp án)?
Dưới đây là các đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 có kèm theo đáp án mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 - Vòng 1
Câu 1: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua?
A. Rèn luyện.
B. Học tập.
C. Thực hành.
D. Lao động.
Giải thích: Tự nhận thức đúng về bản thân phải qua quá trình rèn luyện: tự nhận thức bản thân 1 cách thành thực, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân: các bài trắc nghiệm, bài test đánh giá bản thân, lắng nghe nhận xét của người khác, hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân: tích cực tham gia các hoạt động, phong trào để bộc lộ khả năng và khám phá bản thân….
Câu 2: Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về?
A. Chính mình.
B. Bạn bè.
C. Thầy cô.
D. Bố mę.
Giải thích: Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cẩn gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Câu 3: Nga hát không hay nên mỗi khi cầm micro, Nga đều cảm thấy không tự tin về chất giọng của mình. Nga được cô chủ nhiệm phân công đại diện lớp tham gia cuộc thi hùng biện của trường. Mặc dù thầy cô và bạn bè đều khen giọng Nga trên micro nghe rất ấm và cuốn hút nhưng Nga lại không dám thể hiện và có ý định từ bỏ việc tham gia cuộc thi. Nếu là Nga, em sẽ làm gì?
A. Xin rút lui khỏi cuộc thi.
B. Lấy lời khen của mọi người làm động lực và tin rằng bản thân sẽ làm được, cố gắng rèn luyện tốt để mang thành tích về cho lớp.
C. Nhờ bạn khác trong lớp đi thi hộ.
D. Mua chiếc micro có thể chỉnh âm thanh để tham gia cuộc thi.
Giải thích: Nga nên lắng nghe ý kiến của mọi người và tự tin hơn về bản thân mình. Giọng hát không hay nhưng không có nghĩa là giọng nói của Nga không hay. Nga cần lấy lời khen của mọi người làm động lực và tin rằng bản thân sẽ làm được. Nga phải cố gắng rèn luyện tốt để mang thành tích về cho lớp.
Câu 4: Bạn nào dưới đây chưa biết tự nhận thức bản thân?
A. Bạn M suy ngẫm về ước mơ, sở thích và ưu điểm, nhược điểm của bản thân.
B. Bạn T học hỏi về ưu điểm của bạn học sinh giỏi trong lớp, so sánh mình với tấm gương người tốt để nhận thức bản thân.
C. Bạn S không tập trung nghe cô giáo giảng bài, kiêu ngạo khi được cô giáo khen.
D. Bạn X đang lên kế hoạch thay đổi bản thân, đề ra mục tiêu “Tự tin nói trước đám đông”.
Giải thích: Đây là một hành động thể hiện sự tự kiêu. Bạn S chưa đúng khi tự nhận thức bản thân.
Câu 5: Tự nhận thức bản thân là?
A. Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về người khác.
B. Biết rõ bản thân mình có những bộ phận cơ thể nào nhưng lại không điều khiển được suy nghĩ của mình.
C. Khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác qua lời nói, hành động họ thể hiện với mình.
D. Khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Giải thích: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…).
Câu 6: Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?
A. Giúp đỡ mọi người trong cuộc sống.
B. Xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, tốt đẹp hơn.
C. Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin cởi mở và tôn trọng chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.
D. Tự nhận thức bản thân khiến con người sống ích kỉ, tự ti hơn.
Giải thích: Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin cởi mở và tôn trọng chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.
Câu 7: Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần:
A. Thường xuyên đặt ra và trả lời câu hỏi tôi là ai, tôi thích gì, tôi làm điều gì giỏi nhất
B. Lắng nghe nhận xét từ người thân, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh
C. Tham gia các hoạt động xã hội và giao tiếp với mọi người xung quanh
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Giải thích: Có 3 cách để tự nhận thức bản thân.
- Tự vấn bản thân (qua các hoạt động hàng ngày).
- Lắng nghe ý kiến từ người khác.
- Tham gia các hoạt động để khám phá bản thân.
Câu 8: Khi chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm học tập, N nói: “Thực ra mình không thông minh như các bạn nghĩ, thậm chí là còn chậm chạp. Vì hiểu rõ mình như vậy nên sau mỗi ngày đi học về, mình thường ghi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu. Có nhiều chỗ không hiểu, mình nhờ anh trai giảng giải rồi tự hoàn thành. Có lẽ vì thế mà thành tích học tập của mình cũng tiến bộ từng ngày”. Theo em, N là người như thế nào?
A. N đã nhận thức sai bản thân.
B. Lười biếng.
C. Yêu thương con người.
D. N đã nhận thức đúng bản thân.
Giải thích: N đã nhận thức đúng bản thân (thấy được điểm yếu của mình) nên đã giúp N có cách khắc phục được những điểm yếu và có được thành công.
Câu 9: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Khi biết tự nhận thức bản thân, bạn sẽ có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
B. Khi biết tự nhận thức bản thân, bạn sẽ xác định được những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
C. Khi biết tự nhận thức bản thân, bạn sẽ dễ đồng cảm và chia sẻ với người khác.
D. Khi biết tự nhận thức bản thân, bạn sẽ không có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh.
Giải thích: Khi ta ý thức rõ ràng về bản thân mình, ta trở nên tự tin và sáng tạo hơn; ta sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, xây dựng những mối quan hệ bền vững hơn, và giao tiếp hiệu quả hơn. Khi biết rõ mong muốn của bản thân giúp giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác.
Câu 10: Trung rất thần tượng ca sĩ nổi tiếng và tìm mọi cách để thay đổi bản thân cho giống với ca sĩ đó từ sở thích, tính cách, trang phục, đầu tóc đến cử chỉ, điệu bộ. Việc làm của Trung thể hiện điều gì?
A. Trung không biết tự nhận thức giá trị bản thân, tuyệt đối hóa thần tượng.
B. Trung biết kính trọng những người nổi tiếng.
C. Trung chăm chỉ, kiên trì.
D. Trung yêu thương con người.
Giải thích: Trung tuyệt đối hóa thần tượng. Việc làm của Trung khiến cho bạn không còn là Trung vì mải thay đổi bản thân theo thần tượng.
Câu 11: Em đồng ý với hành vi nào sau đây?
A. A chấp nhận tất cả những điều mà người khác nói về mình.
B. B không bao giờ hỏi điều mình băn khoăn.
C. Sau mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, C thường dành thời gian để so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay, nhờ các bạn giải thích cho C hiểu.
D. D học võ vì bố mẹ muốn chứ không phải vì D thích học.
Giải thích: C đã biết biết cách tự nhận thức bản thân vì mỗi khi nhận được bài kiểm tra từ cô giáo, bạn đều dành thời gian để so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà mình chưa hiểu. Còn A, B, D chưa có biểu hiện của tự nhận thức bản thân.
Câu 12: Đâu là cách tự nhận thức bản thân chưa đúng?
A. Lập kế hoạch phát huy trừ điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.
B. Ghi lại những cảm xúc và hành vi khi đối diện với các tình huống căng thẳng.
C. Tập cách tư duy tích cực, lạc quan, sáng tạo và xây dựng sự tin tưởng với người khác.
D. Không tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Giải thích: Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần: Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể; Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình; So sánh những nhận xét/ đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của mình; Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.
Câu 13: Trong những việc làm sau, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân?
A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.
B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.
C. Xem bói để tìm hiểu các đặc điểm của bản thân.
D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.
Giải thích: Chỉ có bản thân mới biết mình có ưu, nhược điểm gì. Xem bói là việc làm mê tín dị đoan. Tìm hiểu các đặc điểm của bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.
Tham khảo thêm bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 đủ các vòng (có đáp án)...Tải về
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 đủ các vòng có đáp án? Mục tiêu cụ thể môn Tiếng Việt tiểu học? (Hình ảnh từ Internet)
Mục tiêu cụ thể chương trình giáo dục môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học là gì?
Căn cứ Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục tiêu cụ thể chương trình giáo dục môn Tiếng Việt cấp tiểu học hiện nay như sau:
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
Học sinh tiểu học được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về xét hoàn thành chương trình tiểu học như sau:
Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học
1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.
b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.
c) Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.
2. Xét hoàn thành chương trình tiểu học:
Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.
Như vậy, học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học khi học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.
- Ông già Noel tiếng anh là gì? Ông già Noel tiếng anh là gì? Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là gì?
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 là như thế nào? Cần có những điều kiện gì để đạt chuẩn?
- Sưu tầm 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội? Quy định về sách giáo khoa trong giáo dục phổ thông?
- Học lực trung bình có thi Công an được không? 2 nguyên tắc tuyển sinh trường Công an nhân dân ra sao?
- Từ ngày 05/01/2025, trường đại học bị đình chỉ ngành đào tạo khi nào?
- Không học sư phạm có được làm giáo viên? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
- Tại sao tháng 12 gọi là tháng Chạp? Tháng 12 học sinh Tiểu học nghỉ lễ, tết được mấy ngày?
- Ngày 24 tháng 12 là ngày gì? Học sinh tiểu học có được nghỉ không?
- Hướng dẫn viết bài văn nghị luận 500 chữ về cách ứng xử khi bị so sánh? Môn Ngữ văn lớp 9 có những kiến thức văn học nào?
- 3 mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về ước mơ và nghị lực? Yêu cầu cần đạt về đọc mở rộng môn Ngữ văn lớp 12?