Tác phẩm văn học là gì? Tác phẩm văn học sẽ được học ở cấp học nào?

Tác phẩm văn học nào bắt buộc phải có trong chương trình giáo dục phổ thông? Tác phẩm văn học được hiểu như thế nào?

Tác phẩm văn học là gì?

- Tác phẩm văn học là một sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm, quan niệm của tác giả về cuộc sống, con người và xã hội. Đó là kết quả của quá trình sáng tạo, kết hợp giữa tài năng, trí tuệ và tâm hồn của nhà văn.

*Đặc điểm của tác phẩm văn học:

- Tính nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, âm thanh, giàu cảm xúc để tạo nên những tác phẩm độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

- Tính nhân văn: Thể hiện sâu sắc những vấn đề của con người và xã hội, gợi mở những suy ngẫm về cuộc sống.

- Tính sáng tạo: Mang đến những góc nhìn mới lạ, những ý tưởng độc đáo về cuộc sống.

- Tính lịch sử: Phản ánh chân thực cuộc sống xã hội ở một thời kỳ nhất định, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa của dân tộc.

*Các loại hình tác phẩm văn học:

Văn xuôi: Tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, kí, hồi kí...

Thơ: Thơ lục bát, thơ tự do, thơ ca dao, tục ngữ...

Kịch: Bi kịch, hài kịch, châm biếm...

*Lưu ý thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Tác phẩm văn học là gì? Tác phẩm văn học sẽ được học ở cấp học nào?

Tác phẩm văn học là gì? Tác phẩm văn học sẽ được học ở cấp học nào? (Hình từ Internet)

Tác phẩm văn học sẽ được học ở cấp học nào?

Căn cứ theo Mục III Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình ngữ văn phải đạt được ở từng cấp học như sau:

* Mục tiêu cấp trung học cơ sở

- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

- Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

* Mục tiêu cấp trung học phổ thông

- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở; mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.

- Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn: đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc; đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng - trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập. Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác; phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học; phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học; nhận biết và phân tích, cảm thụ tác

Như vậy, có thể thấy rằng việc tiếp cận với các tác phẩm văn học trong môn Ngữ văn sẽ bắt đầu từ cấp Trung học cơ sở và tiếp tục học tại cấp trung học phổ thông.

Tác phẩm văn học nhân gian nào bắt buộc phải có trong chương trình giáo dục phổ thông?

Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Nội dung khái quát
1.3. Ngữ liệu
...
b) Tác phẩm bắt buộc
- Nam quốc sơn hà (Thời Lý)
- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
- Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
- Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
c) Tác phẩm bắt buộc lựa chọn
- Văn học dân gian Việt Nam
+ Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
+ Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)
+ Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam
+ Chọn ít nhất 1 truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam
+ Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng
- Văn học viết Việt Nam, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau:
+ Thơ Nôm, văn nghị luận của Nguyễn Trãi
+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
+ Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
+ Thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
+ Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến
+ Truyện và thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
+ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao
+ Tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng
+ Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
+ Thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám
+ Truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân
+ Kịch của Nguyễn Huy Tưởng
+ Kịch của Lưu Quang Vũ
- Văn học nước ngoài, chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau: Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung
Quốc, Ấn Độ.

Theo đó, tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông thuộc những thể loại sau:

- Truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười

- Ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)

- Sử thi Việt Nam

- Truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam

- Kịch bản chèo hoặc tuồng.

>>> Tải về Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT:

Môn Ngữ văn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết về thầy cô trong mắt em mới nhất 2024? Giáo viên cần phải đạt tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm là gì? Yêu cầu về tác phẩm trong môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ năm chữ lớp 7 mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 10 kết nối tri thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn mẫu kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em môn ngữ văn lớp 6?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết bài cảm thụ văn học hay nhất? Những tác phẩm văn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm văn học là gì? Tác phẩm văn học sẽ được học ở cấp học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp tu từ là gì? Sẽ được học biện pháp tu từ ở cấp học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản nghị luận là gì? Cấu trúc của một bài văn nghị luận?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 823

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;