Văn bản nghị luận là gì? Cấu trúc của một bài văn nghị luận?
Văn bản nghị luận là gì? Cấu trúc của một bài văn nghị luận?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, định nghĩa khái niệm các loại văn bản trong đó văn bản nghị luận là văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề nào đó.
Đặc trưng của văn bản nghị luận:
Luận điểm: Là ý kiến chính mà người viết muốn đưa ra, muốn người đọc tin theo.
Luận cứ: Là những lý lẽ, bằng chứng để chứng minh cho luận điểm.
Lập luận: Là quá trình sử dụng luận cứ để chứng minh cho luận điểm.
Mục đích của văn bản nghị luận:
Thuyết phục: Làm cho người đọc, người nghe tin vào quan điểm của người viết.
Giải thích: Làm rõ một vấn đề, một hiện tượng.
Đánh giá: Đưa ra nhận xét, đánh giá về một vấn đề, một hiện tượng.
Cấu trúc của một bài văn nghị luận thường gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, đưa ra luận điểm.
Thân bài: Dẫn chứng, lập luận để chứng minh cho luận điểm.
Kết bài: Khẳng định lại luận điểm, mở rộng vấn đề hoặc đưa ra lời khuyên.
Ví dụ về các chủ đề nghị luận:
Về con người: Tình yêu thương, lòng nhân ái, đạo đức, lối sống...
Về xã hội: Giáo dục, môi trường, tình bạn, tình yêu...
Về văn học: Phân tích tác phẩm văn học, giá trị của một tác phẩm...
Lưu ý: các nội dung trên mang tính chất tham khảo.
Văn bản nghị luận là gì? Cấu trúc của một bài văn nghị luận? (Hình từ Internet)
Thời lượng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn ở các cấp học ra sao?
Căn cứ Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, thời lượng thực hiện chương trình môn Ngữ văn ở các cấp học như sau:
(1) Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học)
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
420 | 350 | 245 | 245 | 245 | 140 | 140 | 140 | 140 | 105 | 105 | 105 |
Ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập lựa chọn.
(2) Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục
Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa các thành phần sau:
- Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng).
- Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học).
- Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể tỉ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:
Nhóm lớp | Đọc | Viết | Nói và nghe | Đánh giá định kì |
Từ lớp 1 đến lớp 3 | khoảng 60% | khoảng 25% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 4 đến lớp 5 | khoảng 63% | khoảng 22% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 6 đến lớp 9 | khoảng 63% | khoảng 22% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 10 đến lớp 12 | khoảng 60% | khoảng 25% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Ngoài ra, phân bổ số tiết cho các chuyên đề học tập ở mỗi lớp như sau:
Chuyên đề học tập | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
Chuyên đề 10.1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian | 10 | ||
Chuyên đề 10.2. Sân khấu hoá tác phẩm văn học | 15 | ||
Chuyên đề 10.3. Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặt 1 tiểu thuyết | 10 | ||
Chuyên đề 11.1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại | 10 | ||
Chuyên đề 11.2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại | 15 | ||
Chuyên đề 11.3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học | 10 | ||
Chuyên đề 12.1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại | 10 | ||
Chuyên đề 12.2. Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học | 15 | ||
Chuyên đề 12.3. Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: Cổ điển, hiện thực hoặc lãng mạn. | 10 |
Phương pháp dạy viết cho học sinh tiểu học đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục đích của dạy viết là rèn luyện tư duy và cách viết, qua đó mà giáo dục phẩm chất và phát triển nhân cách học sinh.
Vì thế khi dạy viết, giáo viên chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục.
Giáo viên tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh các bước tạo lập văn bản, thực hành viết theo các bước và đặc điểm của kiểu văn bản.
Thông qua thực hành, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các văn bản ở phần đọc hiểu và văn bản bổ sung để nắm được đặc điểm của các kiểu văn bản, quy trình tạo lập văn bản; sử dụng các câu hỏi giúp học sinh xác định được mục đích và nội dung viết; giới thiệu các nguồn tư liệu, hướng dẫn cách tìm ý tưởng và phác thảo dàn ý; hướng dẫn học sinh viết văn bản; tự chỉnh sửa và trao đổi dựa trên các tiêu chí đánh giá bài viết.
Ở cấp tiểu học, dạy viết có hai yêu cầu: dạy kĩ thuật viết và dạy viết đoạn văn, văn bản.
Dạy kĩ thuật viết (tập viết, chính tả) chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành theo mẫu. Dạy viết đoạn văn, bài văn một cách linh hoạt, có thể sử dụng các phương pháp như rèn luyện theo mẫu, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, viết sáng tạo,...
Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn như thu thập thông tin cho bài viết từ nhiều nguồn (tài liệu in, tài liệu trên mạng, phỏng vấn, thu thập dữ liệu từ thực tế); thảo luận, phân tích về tiêu chí đánh giá bài viết; biết tự chỉnh sửa, trao đổi trong nhóm để hoàn thiện bài viết và rút kinh nghiệm sau mỗi lần viết bài,...
Ở hai cấp học này, ngoài việc tiếp tục phương pháp phân tích mẫu các kiểu văn bản, giáo viên chú ý hướng dẫn kĩ thuật viết tích cực nhằm giúp học sinh vừa thành thạo kĩ năng tạo lập theo từng kiểu văn bản, vừa phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện qua bài viết.
Bên cạnh các văn bản thông thường, học sinh còn được rèn luyện tạo lập văn bản điện tử và văn bản đa phương thức.
Giáo viên sử dụng những phương pháp như phân tích mẫu, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở,… để hướng dẫn học sinh hình thành dàn ý, lựa chọn cách triển khai, diễn đạt; tổ chức cho học sinh thực hành viết văn bản, có thể viết từng phần: mở bài, kết bài, một hoặc một số đoạn trong thân bài.
Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn thường gồm các hoạt động chủ yếu như: nêu nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện; yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm; tổ chức trình bày kết quả làm việc, thảo luận về các nhiệm vụ được giao và tự rút ra nội dung bài học; nhận xét, đánh giá,...; sau khi viết xong, học sinh cần có cơ hội nói, trình bày những gì đã viết.
- Nội dung ôn tập thi Vòng 7 - Vòng Sơ khảo Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024 2025?
- Tết Dương lịch 2025 nghỉ mấy ngày? Các mốc thời gian học sinh cần ghi nhớ khi bước qua Tết Dương lịch 2025?
- Giáo án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai file word? Trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học là gì?
- Biên bản bình xét thi đua của tổ chuyên môn cuối năm 2024?
- Top 3 đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp trường có đáp án? Giáo dục tiểu học được thực hiện trong mấy năm?
- Bộ tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Lào ra đời năm nào? Khuyến khích đăng tải thông tin về hoạt động xây dựng pháp luật trên trang thông tin điện tử?
- Chi tiết đáp án câu hỏi tự luận Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm 2024-2025?
- Hướng dẫn đăng ký thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 2025?
- Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì? Nội dung lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trung học cơ sở?
- Mẫu nghị luận xã hội về an toàn giao thông? Nội dung triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong trường học năm 2024?