Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Học sinh bắt đầu học về chiến tranh thế giới thứ hai ở lớp mấy?
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939–1945) là kết quả của nhiều nguyên nhân phức tạp, trong đó các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng đã kết hợp lại để gây ra xung đột lớn nhất trong lịch sử nhân loại, các nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai cụ thể như sau:
(1) Nguyên nhân trực tiếp:
Ngày 1/9/1939, Đức xâm lược Ba Lan, vi phạm Hiệp ước Munich và các thỏa thuận quốc tế, điều này buộc Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, khởi đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sự kiện xâm lược Ba Lan chính là "giọt nước tràn ly" dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ hai.
(2) Nguyên nhân sâu sa:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
- Hậu quả của Chiến tranh Thế giới thứ nhất
+ Hiệp ước Versailles (1919) đã áp đặt các điều khoản khắc nghiệt lên Đức, như bồi thường chiến phí, mất lãnh thổ và giới hạn quân sự, gây ra sự bất mãn và thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.
- Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.
- Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít và quân phiệt
+ Đức: Adolf Hitler và Đảng Quốc xã theo đuổi chính sách phục hồi sức mạnh Đức, bành trướng lãnh thổ và bài trừ các điều khoản của Hiệp ước Versailles.
+ Ý: Benito Mussolini thực hiện các chính sách mở rộng lãnh thổ nhằm khôi phục vinh quang của Đế quốc La Mã.
+ Nhật Bản: Chính quyền quân phiệt theo đuổi chính sách xâm lược để kiểm soát tài nguyên và thị trường ở châu Á.
- Ý đồ bành trướng của các cường quốc
Đức muốn mở rộng lãnh thổ để tăng sức mạnh dân tộc, trog khi đó Nhật Bản muốn xâm chiếm Đông Á để kiểm soát tài nguyên thiên nhiên, còn Ý muốn mở rộng đế chế tại châu Phi và Địa Trung Hải.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Học sinh bắt đầu học về chiến tranh thế giới thứ hai ở lớp mấy?
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung học phần Thế giới từ năm 1918 đến năm 1045 của chương trình lớp 9 như sau:
- Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
- Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
- Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Như vậy, học sinh bắt đầu học về chiến tranh thế giới thứ hai ở lớp 9.
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Học sinh bắt đầu học về chiến tranh thế giới thứ hai ở lớp mấy? (Hình từ Internet)
Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 là gì?
Căn cứ mục II Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 tuân thủ các quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:
- Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo.
- Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam.
- Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.
- Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.
- Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.
- Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...).
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?