Mẫu đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện lớp 3? Nội dung đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh lớp 3?

Học sinh lớp 3 tham khảo mẫu đoạn văn lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được đánh giá năng lực phẩm chất qua nội dung gì?

Mẫu đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện lớp 3?

Trong mỗi câu chuyện, các nhân vật đều mang những nét tính cách và hành động riêng. Việc nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật giúp học sinh bày tỏ cảm nhận cá nhân, khả năng quan sát của mình. Dưới đây là mẫu đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đơn giản mà học sinh có thể tham khảo.

Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật - Mẫu số 1:

Em đã được học truyện Những người bạn nhỏ. Trong truyện, nhân vật Tường là một cậu bé tốt bụng. Cũng giống như bao đứa trẻ khác, Tường rất thích chơi cùng với các loài vật nhỏ bé. Cậu trân trọng và yêu mến chúng như người bạn. Những con vật như dế, cào cào, cánh quýt, ve sầu đều được Tường quý trọng. Em cũng ngưỡng mộ và trân trọng tấm lòng của cậu. Cậu đã dạy cho em bài học về tình yêu thương các loài động vật. Em rất yêu thích nhân vật Tường.

Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật - Mẫu số 2:

Trong truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”, em cảm thấy không thích nhân vật ngựa con. Vì nhân vật này có tính cách chủ quan, kiêu ngạo. Lúc này, trong rừng tổ chức một cuộc thi chạy. Ngựa con chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài. Cậu không nghe theo lời khuyên của ngựa cha, kiểm tra lại bộ mọng. Vì vậy, trong cuộc đua, một chiếc móng đã bị lung lay rồi rời hẳn ra. Ngựa con không giành được chiến thắng. Cuối cùng, ngựa con đã nhận ra sai lầm của mình. Nhân vật đã gửi gắm bài học giá trị.

Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật - Mẫu số 3:

Trong truyện Thạch Sanh, em thích nhất là nhân vật Thạch Sanh. Từ nhỏ, Thạch Sanh đã mồ côi cha mẹ. Hằng ngày, chàng lên rừng đốn củi để kiếm sống. Tình cờ, Thạch Sanh gặp gỡ và kết nghĩa với Lí Thông. Chàng coi hắn như người thân trong nhà và hết lòng giúp đỡ. Nhưng Lí Thông năm lần bảy lượt hãm hại chàng. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, đại bàng. Chàng còn cứu được công chúa và con trai vua Thủy tề. Nhân vật này hiện lên với lòng dũng cảm, tài năng hơn người và sự tốt bụng. Em đã học tập những đức tính tốt đẹp của Thạch Sanh.

Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật - Mẫu số 4:

Câu chuyện yêu thích của em là Ông lão đánh cá và con cá vàng. Trong truyện, em cảm thấy không thích nhân vật người vợ. Vì nhân vật này rất tham lam và độc ác. Bà ta đã bắt ông lão đến gặp cá vàng để xin điều ước. Điều ước sau lại lớn hơn điều ước trước. Bà ta còn đánh đập ông lão đánh cá. Nhưng cuối cùng, người vợ đã bị trừng phạt. Nhân vật này đã nhắc nhở em bài học về lòng tham trong cuộc sống.

Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật - Mẫu số 5:

Trong truyện Thạch Sanh, em rất ghét Lí Thông. Bởi nhân vật này vừa tham lam, lại độc ác. Lí Thông đã lừa Thạch Sanh đi trông miếu hoang, cướp công lao diệt chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa. Những việc làm của Lí Thông thật sai trái, đáng bị lên án. Đến cuối cùng, Lí Thông đã bị trừng trị thích đáng. Nhân vật đã giúp em nhận ra bài học bổ ích.

Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật - Mẫu số 6:

Em đã đọc truyện cổ tích Cây khế. Trong truyện, em thích nhất là nhân vật người em. Vì nhân vật này có những đức tính tốt đẹp. Người em vừa hiền lành, lại chăm chỉ. Quanh năm, người em luôn cố gắng làm lụng. Khi được chim thần trả ơn, người em không tham lam, chỉ lấy vừa đủ số vàng. Em đã học được bài học giá trị từ nhân vật người em.

Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật - Mẫu số 7:

Em đã được đọc truyện Quả hồng của thỏ con. Trong truyện, em ấn tượng nhất với nhân vật thỏ con. Bởi vì, nhân vật này rất chăm chỉ và tốt bụng. Thỏ con đã chăm sóc cây hồng để quả hồng mau chín. Dù thỏ chưa được ăn hồng bao giờ, nhưng vẫn nhường lại quả hồng cho đàn chim đang đói lả. Cuối cùng, thỏ đã nhận được sự báo đáp của đàn chim. Cậu đã được thưởng thức những trái hồng thơm ngon. Em rất yêu thích nhân vật này.

Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật - Mẫu số 8:

Nô-bi-ta là nhân vật yêu thích của em. Cậu là một nhân vật chính trong cuốn truyện tranh Đô-rê-mon. Nô-bi-ta là một người rất tốt bụng, dũng cảm. Cậu luôn yêu mến và giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đặc biệt, tình bạn giữa Nô-bi-ta và Đô-rê-mon rất cảm động và đáng ngưỡng mộ. Qua mỗi tập phim, em có thêm những giây phút thư giãn. Và em cũng học hỏi được Nô-bi-ta nhiều bài học bổ ích, quý giá về cuộc sống.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện lớp 3? Nội dung đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh lớp 3?

Mẫu đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện lớp 3? Nội dung đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh lớp 3? (Hình từ Internet)

Nội dung đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh lớp 3?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, nội dung đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh lớp 3 bao gồm:

- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Những năng lực cốt lõi:

+ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

03 mức đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển năng lực phẩm chất của học sinh lớp 3 là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy định đánh giá học sinh tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, 03 mức đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển năng lực phẩm chất của học sinh lớp 3 bao gồm:

- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.

- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Môn Tiếng Việt lớp 3
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyển chọn những bức thư gửi chú bộ đội hay nhất? Học sinh lớp 3 dành bao nhiêu tuần trong năm cho việc học tập và hoạt động giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Kể chuyện Cóc kiện trời sáng tạo? Có được dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết đoạn văn về một người họ hàng của em có sử dụng ít nhất 3 tính từ? Học sinh lớp 3 cần học viết được những đoạn văn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kể lại Sự tích hoa mào gà sáng tạo? Học sinh lớp 3 phải thuộc ít nhất 8 đoạn thơ đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện lớp 3? Nội dung đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh lớp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đoạn văn ngắn tả một đồ dùng cá nhân em thích lớp 3? Học sinh lớp 3 cần học viết được những đoạn văn thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu văn tả về ngôi nhà của em lớp 3 ngắn gọn? Học sinh lớp 3 năm 2024 mấy tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
15 mẫu đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3? Nội dung viết môn Tiếng Việt lớp 3 học bao nhiêu tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
5 Mẫu đoạn văn kể về một ngày ở trường của em lớp 3? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa lớp 3?
Tác giả:
Lượt xem: 135

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;