9 điều bị cấm khi thiết quân luật được thi hành? Học sinh phải có trách nhiệm tìm hiểu pháp luật?
9 điều bị cấm khi thiết quân luật được thi hành?
Thiết quân luật là một biện pháp đặc biệt, tạm thời được áp dụng khi tình hình an ninh, trật tự ở một khu vực nào đó trở nên quá nghiêm trọng, đến mức chính quyền địa phương không còn kiểm soát được tình hình. Lúc này, quân đội sẽ được giao nhiệm vụ quản lý và duy trì trật tự tại khu vực đó.
Theo quy định tại Việt Nam hiện nay căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 quy định về thiết quân luật như sau:
Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện. |
- Các biện pháp đặc biệt và nó cũng là 9 điều bị cấm khi thiết quân luật được thi hành bao gồm:
[1] Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng;
[2] Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người;
[3] Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định;
[4] Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
[5] Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.
[6] Mọi hoạt động tại địa phương thiết quân luật phải tuân thủ lệnh thiết quân luật và các biện pháp đặc biệt.
[7] Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
[8] Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
[9] Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật.
9 điều bị cấm khi thiết quân luật được thi hành? Học sinh phải có trách nhiệm tìm hiểu pháp luật? (Hình từ Internet)
Các bạn học sinh phải có trách nhiệm tìm hiểu pháp luật?
Căn cư theo quy định tại Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 thì 8 hình thức phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay gồm:
[1] Họp báo, thông cáo báo chí.
[2] Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
[3] Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
[4] Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
[5] Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
[6] Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
[7] Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
[8] Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Tại Điều 2 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định:
Quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân
1. Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.
2. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.
Từ đó có thể thấy rằng, ngoài việc thầy cô giáo chính quyền địa phương tuyên truyền thì bản thân học sinh cũng phải tự tìm hiểu về quy định của pháp luật.
Những nội dung cần có khi phổ biến giáo dục pháp luật đến với mọi người?
Căn cư theo quy định tại Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định như sau:
- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
- Danh sách 208 trường đại học và cao đẳng sư phạm đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế?
- Hướng dẫn đăng nhập Https hocvalamtheobac mobiedu vn thi tuần 3 Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi? Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay thế nào?
- Top bộ câu hỏi ôn tập tin học cơ bản mới nhất? Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục môn Tin học các cấp ra sao?
- Soạn bài Con mối và con kiến? Học sinh lớp 7 được khen thưởng như thế nào?
- Top 3+ bài biểu cảm về ngày tết cổ truyền? Tổng hợp quy định về kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 7?
- Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc đã nghe mới nhất 2025? Giáo viên Tiếng Việt lớp 4 cần có bằng cấp gì?
- Soạn bài Lão Hạc tác giả tác phẩm? Năng lực văn học cần có sau khi học môn Ngữ văn lớp 8?
- Cách viết bản tự kiểm điểm cấp 2 cho học sinh? Các hành vi nào học sinh cấp 2 không được làm?
- 20 Mẫu trang trí bảng họp phụ huynh đơn giản, mới nhất 2025? Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức thế nào?