Lịch thi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp trường 2024-2025 là ngày mấy?
Lịch thi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp trường 2024-2025 là ngày mấy?
Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024-2025 của tất cả các vòng như sau:
STT | Vòng thi | Thời gian mở | Thời gian kết thúc |
1 | Vòng 1 - Tự do | 05/08/2024 | 25/11/2024 |
2 | Vòng 2 - Điều kiện | 05/09/2024 | 25/11/2024 |
3 | Vòng 3 - Điều kiện | 15/09/2024 | 25/11/2024 |
4 | Vòng 4 - Điều kiện | 05/10/2024 | 25/11/2024 |
5 | Vòng 5 - Điều kiện | 15/10/2024 | 25/11/2024 |
6 | Vòng 6 - Điều kiện | 05/11/2024 | 25/11/2024 |
7 | Vòng 7 – Sơ khảo – Cấp Trường | 02/12/2024 | 07/12/2024 |
8 | Vòng 8 - Thi Hương - Cấp Huyện | 07/01/2025 | 10/01/2025 |
9 | Vòng 9 - Thi Hội | 13/03/2025 | 15/03/2025 |
10 | Vòng 10 - Thi Đình | 19/04/2025 | 20/04/2025 |
Như vậy, lịch thi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp trường 2024-2025 (Vòng 7 – Sơ khảo – Cấp Trường) là từ ngày 02/12/2024 đến ngày 07/12/2024.
Lịch thi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp trường 2024-2025 là ngày mấy? (Hình từ Internet)
Mục tiêu chương trình giáo dục môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học là gì?
Căn cứ Mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình giáo dục môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học như sau:
* Mục tiêu chung:
- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
- Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
* Mục tiêu cụ thể:
- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.
- Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.
- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục môn Tiếng Việt như thế nào?
Căn cứ Mục II Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về quan điểm xây dựng chương trình môn Tiếng Việt như sau:
- Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về:
+ Giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học;
+ Thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì;
+ Kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển;
+ Thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
- Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
- Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
- Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
- Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến? Học sinh lớp 12 cần đạt những kiến thức văn học gì?
- Đề thi thử Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện có đáp án? Quy trình viết của môn Tiếng Việt lớp 5?
- Mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa môn GDCD lớp 7? Mục tiêu cấp THCS môn GDCD ra sao?
- Quy trình dạy học vần tập đọc lớp 1? Giáo viên tiểu học có những nhiệm vụ gì?
- Liên Xô trước khi tan rã gồm bao nhiêu nước? Đặc điểm của môn Lịch sử lớp 12 là gì?
- Hướng dẫn đăng ký thi Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 2025? Có mấy phương pháp đánh giá học sinh tiểu học?
- Top 30 mẫu lời chúc Giáng sinh ngắn gọn? Học sinh có thể gửi lời chúc đến giáo viên của mình trong ngày lễ Giáng sinh 2024 không?
- Phân tích nổi khổ của người nông dân Tây Bắc? Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có bao nhiêu bài thi?
- Soạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ngắn nhất? Học sinh lớp 11 sinh năm bao nhiêu?
- Thi IOE là gì? Hướng dẫn cách đăng ký thi IOE trên Internet dành cho học sinh phổ thông?