Đề thi thử vòng 7 cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 kèm đáp án chuẩn xác? Môn Tiếng Việt lớp 5 có những kiến thức Tiếng Việt nào?

Mẫu đề thi thử vòng 7 Cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 có đáp án? Phương pháp dạy đọc đối với môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học?

Mẫu đề thi thử vòng 7 Cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 có đáp án?

Dưới đây là mẫu đề thi thử vòng 7 Cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 có đáp án như sau:

Đề thi thử vòng 7 Cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5..... tải về

Vòng: 7

I. Dê con thông thái

Em hãy giúp bạn Dê nối 2 ô với nhau để được cặp từ trái nghĩa

xấc xược

lạc quan

ỉu xìu

liều lĩnh

thận trọng

hạnh phúc

lịch sự

bất hạnh

khỏe mạnh

phấn chấn

nhanh nhẹn

bi quan

kiêu căng

suồng sã

thân mật

khiêm tốn

lễ phép

chậm chạp

ốm yếu

xa cách

Đáp án:

Xấc xược – Lễ phép

Lạc quan – Bi quan

Ỉu xìu – Phấn chấn

Liều lĩnh – Thận trọng

Hạnh phúc – Bất hạnh

Lịch sự – Suồng sã

Khỏe mạnh – Ốm yếu

Nhanh nhẹn – Chậm chạp

Khiêm tốn – Kiêu căng

Thân mật – Xa cách

II. Chuột vàng tài ba

Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa từ, phép tính phù hợp vào các giỏ chủ đề

Cho các từ: chất ngất, dằng dặc, sâu hoắm, ngắn ngủn, vời vợi, lê thế, chót vót, lòng thòng, khổng lồ, hun hút, rộng rãi, sâu thẳm, cao vút.

- Từ tả chiều dài:

Đáp án: dằng dặc, lê thế

- Từ tả chiều cao:

Đáp án: Chót vót, cao vút

- Từ tả chiều sâu:

Đáp án: sâu hoắm, sâu thẳm, hun hút

III. Điền từ

Câu hỏi 1: Loài cây gỗ thẳng, họ dầu, lá to và rụng sớm vào mùa khô trong bài đọc “Kì diệu rừng xanh” là cây gì?

Trả lời: Cây dầu rái

Câu hỏi 2: Những từ: “bất hạnh”, “khốn khổ”, “cơ cực” là từ trái nghĩa với từ “hạnh phúc”.

Câu hỏi 3: Loài thú rừng cùng họ với hươu, sừng bé có hai nhánh, lông màu vàng đỏ còn được gọi là con hoẵng có tên là gì?

Trả lời: Con mển

Câu hỏi 4: Điền từ đồng âm vào chỗ trống: Tôi tôi vôi, bác đòi trứng

Câu hỏi 5: Điền từ đồng âm vào chỗ trống: Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu

Câu hỏi 6: Điền vào chỗ trống: Nước chảy đá mòn

Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống: Lên thác xuống ghềnh

Câu hỏi 8: Điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu : “Vì đất không phải là vô hạn nên chúng ta phải biết sử dụng đất hợp

Câu hỏi 9: Những thửa ruộng trên đồi của đồng bào miền núi được gọi là ruộng bậc thang

Câu hỏi 10: Điền vào chỗ trống: Khoai đất lạ, mạ đất quen.

Lưu ý: mẫu đề thi thử vòng 7 Cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 có đáp án trên chỉ mang tính tham khảo!

Đề thi thử vòng 7 cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 kèm đáp án chuẩn xác? Môn Tiếng Việt lớp 5 có những kiến thức Tiếng Việt nào?

Đề thi thử vòng 7 cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 kèm đáp án chuẩn xác? Môn Tiếng Việt lớp 5 có những kiến thức Tiếng Việt nào? (Hình từ Internet)

Môn Tiếng Việt lớp 5 có những kiến thức Tiếng Việt nào?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, quy định về kiến thức Tiếng Việt đối với học sinh lớp 5 như sau:

[1.1] Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài

[1.2] Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt

[2.1] Vốn từ theo chủ điểm

[2.2] Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác

[2.3] Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng

[2.4] Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”

[2.5] Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng

[2.6] Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.

[3.1] Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng

[3.2] Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng

[3.3] Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu); dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)

[4.1] Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: đặc điểm và tác dụng

[4.2] Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác dụng

[4.3] Kiểu văn bản và thể loại

- Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một truyện kể

- Bài văn tả người, phong cảnh

- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện

- Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội

- Bài văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên, bài giới thiệu sách hoặc phim, báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...)

[5] Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).

Phương pháp dạy đọc đối với môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, quy định về phương pháp dạy đọc cho học sinh tiểu học khi học môn Tiếng Việt như sau:

(1) Dạy đọc hiểu văn bản nói chung:

Yêu cầu học sinh đọc trực tiếp toàn bộ văn bản, chú ý quan sát các yếu tố hình thức của văn bản, từ đó có ấn tượng chung và tóm tắt được nội dung chính của văn bản;

Tổ chức cho học sinh tìm kiếm, phát hiện, phân tích, suy luận ý nghĩa các thông tin, thông điệp, quan điểm, thái độ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... được gửi gắm trong văn bản; hướng dẫn học sinh liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân học sinh,... để hiểu sâu hơn giá trị của văn bản, biết vận dụng, chuyển hoá những giá trị ấy thành niềm tin và hành vi ứng xử của cá nhân trong cuộc sống hằng ngày.

(2) Dạy đọc hiểu văn bản văn học: Văn bản văn học cũng là một loại văn bản, nên dạy đọc hiểu văn bản văn học cũng cần tuân thủ cách đọc hiểu văn bản nói chung.

Tuy nhiên, văn bản văn học có những đặc điểm riêng vì thế giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, giải mã văn bản văn học theo một quy trình phù hợp với đặc trưng của văn bản nghệ thuật.

Học sinh cần được hướng dẫn, luyện tập đọc tác phẩm văn học theo quy trình từ tri nhận văn bản ngôn từ đến khám phá thế giới hình tượng nghệ thuật và tìm kiếm, đúc kết nội dung ý nghĩa; kĩ năng tìm kiếm, diễn giải mối quan hệ giữa cái “toàn thể” và chi tiết “bộ phận” của văn bản, phát hiện tính chỉnh thể, tính thống nhất về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức của tác phẩm văn học.

Phương pháp dạy đọc phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc.

Hướng dẫn và khích lệ học sinh chủ động, tự tin, phát huy vai trò “đồng sáng tạo” trong tiếp nhận tác phẩm; hứng thú tham gia kiến tạo nghĩa cho văn bản; biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu, trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hoá thành giá trị sống.

Khi dạy học đọc hiểu, giáo viên chú ý giúp học sinh tự phát hiện thông điệp, ý nghĩa, góp phần lấp đầy “khoảng trống” của văn bản. Giáo viên có những gợi ý, nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và hạn chế ghi nhớ máy móc.

Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau để thực hiện dạy học phân hóa và hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, hình thành kĩ năng đọc.

Tuỳ vào đối tượng học sinh ở từng cấp học, lớp học và thể loại của văn bản văn học mà vận dụng các phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học đọc hiểu cho phù hợp như:

Đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch, sử dụng câu hỏi, hướng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc bằng các phiếu ghi chép, phiếu học tập, nhật kí đọc sách, tổ chức cho học sinh thảo luận về văn bản, chuyển thể tác phẩm văn học từ thể loại này sang thể loại khác, vẽ tranh, làm phim, trải nghiệm những tình huống mà nhân vật đã trải qua,...

Một số phương pháp dạy học khác như đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng, nêu vấn đề,... cũng cần được vận dụng một cách phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh.

Trạng Nguyên Tiếng Việt
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi thử vòng 7 cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 kèm đáp án chuẩn xác? Môn Tiếng Việt lớp 5 có những kiến thức Tiếng Việt nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về tài liệu ôn thi vòng 8 Cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5? Ngữ liệu của môn Tiếng Việt lớp 5 bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đề luyện thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 năm 2024? Học sinh tiểu học có được miễn đóng học phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đề thi trắc nhiệm Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 2024? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp trường 2024-2025 là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung ôn tập thi Vòng 7 - Vòng Sơ khảo Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp trường có đáp án? Giáo dục tiểu học được thực hiện trong mấy năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyển chọn các câu đố ôn Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 kèm đáp án? Yêu cầu khi đánh giá học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp trường? Các phương pháp đánh giá học sinh tiểu học?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 5118

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;